tailieunhanh - Bài giảng Biến đổi năng lượng điện cơ: Bài 7 - Đh Bách khoa TP. Hồ Chí Minh
Bài giảng cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về máy điện không đồng bộ, cấu tạo stator, cấu tạo rotor dây quấn, cấu tạo rotor lồng sóc, hoạt động của động cơ không đồng bộ, phân tích động cơ không đồng bộ hai cực,. . | Biến đổi năng lượng điện cơ -Máy điện không đồng bộ Biến đổi năng lượng điện cơ Bộ môn Thiết bị điện Giới thiệu Được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, chủ yếu dưới dạng động cơ. Cả stator và rotor đều có dòng điện AC. Có thể sử dụng các bộ biến đổi công suất để đạt được đặc tính cơ tốt. Stator có cấu tạo giống như trong máy điện đồng bộ, với dây quấn 3 pha tạo thành từ trường quay ở tốc độ đồng bộ s = p m, trong đó p là số cặp cực và m là tốc độ cơ tính bằng rad/s. Rotor cũng có dây quấn 3 pha với cùng số cực như stator, có dòng điện cảm ứng. Rotor được ngắn mạch ở bên trong (rotor lồng sóc squirrel cage rotor) hoặc ở bên ngoài thông qua vành trượt ( rotor dây quấn wound rotor). Biến đổi năng lượng điện cơ Bộ môn Thiết bị điện Cấu tạo Cả stator và rotor được ghép từ các lá thép mỏng có rãnh. Rotor có các cánh quạt ở cả hai đầu để tạo đối lưu không khí trong máy. Quạt tản nhiệt được gắn ở đầu trục không gắn với tải. Stator winding Ventilating fan Fan blade on end ring Squirrel cage rotor Shaft Bearings Biến đổi năng lượng điện cơ Bộ môn Thiết bị điện Cấu tạo stator Tạo bởi các lá thép có rãnh để đặt dây quấn 3 pha. Nêm được dùng để giữ dây quấn trong rãnh. Dây quấn 3 pha sẽ tạo ra từ trường quay khi được cấp nguồn 3 pha. Stator slot Wedge Coil end Biến đổi năng lượng điện cơ Stator teeth Bộ môn Thiết bị điện Cấu tạo rotor dây quấn Ghép bằng các lá thép, có rãnh để đặt các thanh rotor, các thanh này được sắp xếp thành dây quấn 3 pha. Dây quấn 3 pha được nối với điện trở ngòai hoặc nguồn điện riêng thông qua các vành trượt để đạt được đặc tính cơ mong muốn. Rotor bar Shaft Fan blade Slip ring Biến đổi năng lượng điện cơ Bộ môn Thiết bị .
đang nạp các trang xem trước