tailieunhanh - Công đoàn bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động - Phạm Văn Hà
Với tư cách là một tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của người lao động, Công đoàn có chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Một trong những hình thức thực hiện chức năng này là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động trước tòa án. Đây là việc làm quan trọng và cần thiết trong điều kiện Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế. | CôngHỌC đoàn bảo vệ quyền và lợi ích. THÔNG TIN - TƯ LIỆU KHOA Công đoàn bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động Phạm Văn Hà * Tóm tắt: Với tư cách là một tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của người lao động, Công đoàn có chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Một trong những hình thức thực hiện chức năng này là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động trước tòa án. Đây là việc làm quan trọng và cần thiết trong điều kiện Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế. Từ khóa: Công đoàn; lợi ích; người lao động; tòa án. 1. Cơ sở pháp lý để Công đoàn bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động trước Tòa án Việc Công đoàn bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động trước tòa án đã được đặt ra từ lâu. Năm 1985, Quyết định số 10HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định chuyển tòa án nhân dân xét xử những vụ tranh chấp lao động, theo đó có 4 loại việc tranh chấp trong lao động. Quyết định trên chưa đưa ra khái niệm tranh chấp lao động và thủ tục giải quyết theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự. Năm 1990, Nhà nước ban hành pháp lệnh hợp đồng lao động và từ đây khái niệm tranh chấp lao động được pháp luật ghi nhận và mọi vi phạm hợp đồng lao động được giải quyết theo trình tự giải quyết tranh chấp lao động. Hiến pháp 2013 đã quy định rất rõ chức năng đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Luật Công đoàn cũng quy định các hình thức bảo vệ người lao động trong đó có việc Công đoàn bảo vệ người lao động trước Tòa án. Luật Công đoàn 2012, Điều 30, khoản 3 quy định: Tranh chấp liên quan đến việc không thực hiện hoặc từ chối thực hiện trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động đối với Công đoàn thì Công đoàn cơ sở hoặc Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết hoặc khởi kiện tại tòa án theo quy định pháp luật. Điều 10, khoản 8 và khoản 9 quy định: Đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại tòa án .
đang nạp các trang xem trước