tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh theo quan điểm phát triển bền vững

Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất tại một số làng nghề của tỉnh Bắc Ninh; định hướng và đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý đất làng nghề theo quan điểm phát triển bền vững. chi tiết nội dung tài liệu. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI NGUYỄN THỊ NGỌC LANH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TỈNH BẮC NINH THEO QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 62 85 01 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - 2012 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Với 62 làng nghề (31 làng nghề truyền thống) nổi tiếng trong và ngoài nước, làng nghề Bắc Ninh đã và đang phát triển rất mạnh, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng đất trong các làng nghề của tỉnh Bắc Ninh còn mang tính tự phát, phân tán, lãng phí đất trong khi cơ sở hạ tầng và mặt bằng sản xuất còn thiếu, môi trường còn bị ô nhiễm. Việc quy hoạch tổng thể làng nghề, đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng mặt bằng sản xuất, đảm bảo môi trường sinh thái cho các làng nghề phát triển bền vững đang là vấn đề cấp thiết, cần được quan tâm nghiên cứu, giải quyết. Do vậy, chúng tôi thực hiện đề tài "Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh theo quan điểm phát triển bền vững”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất tại một số làng nghề của tỉnh Bắc Ninh; định hướng và đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý đất làng nghề theo quan điểm phát triển bền vững. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về làng nghề và quản lý sử dụng đất làng nghề theo quan điểm phát triển bền vững phục vụ việc nghiên cứu hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai để phát triển các làng nghề ở nước ta. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho tỉnh Bắc Ninh và các địa phương có điều kiện tương tự áp dụng trong việc quản lý sử dụng đất làng nghề .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.