tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bò sữa chậm sinh và ứng dụng hormone để khắc phục

Đề tài có mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá được thực trạng sinh sản của đàn bò sữa nuôi tại Ba Vì, Hà Nội và tình trạng hoạt động của buồng trứng ở bò chậm sinh, từ đó giúp cho người chăn nuôi có được thông tin và hướng tác động đúng nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi; Chẩn đoán và điều trị bệnh sinh sản của bò sữa có hiệu quả. chi tiết nội dung đề tài. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TĂNG XUÂN LƯU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA BÒ SỮA CHẬM SINH VÀ ỨNG DỤNG HORMONE ĐỂ KHẮC PHỤC Chuyên ngành: Sinh sản và bệnh sinh sản gia súc Mã số: 62 64 01 06 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI, 2015 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn Khoa học: 1. . Cù Xuân Dần 2. . Trần Tiến Dũng Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Văn Thanh Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 2: TS. Đào Đức Hà Viện Chăn nuôi Phản biện 3: TS. Lê Văn Thông Trung tâm Gia súc lớn trung ương Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại Học viện nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ ngày tháng năm 2015 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam đã và đang phát triển mạnh trong những năm gần đây, đem lại hiệu quả kinh tế cao, ổn định thu nhập cho người chăn nuôi. Chăn nuôi tập trung chiếm khoảng 35%, còn lại là chăn nuôi nông hộ. Chăn nuôi nông hộ có đặc điểm: quy mô nhỏ, không đồng bộ, thiếu khoa học kỹ thuật. khả năng sinh sản của đàn bò thấp, biểu hiện cụ thể là tuổi động dục lần đầu cao, khoảng cách hai lứa đẻ dài, tỷ lệ chậm sinh cao. Chậm sinh ở bò sữa là tình trạng chung của cả nước cũng như ở vùng Ba Vì, Hà Nội. Bò sữa thường bị các bệnh về buồng trứng như thể vàng tồn lưu, u nang và buồng trứng không hoạt động. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh chậm sinh ở bò sữa. Bên cạnh yếu tố giống, thức ăn, nuôi dưỡng, chăm sóc, mùa vụ, vùng miền,. còn phải kể đến yếu tố kỹ thuật: phát hiện động dục, phối giống, điều trị các bệnh về sinh sản. Tất cả những điều này đều có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bò sữa. Vì vậy, xuất phát từ yêu cầu rút ngắn tuổi động dục lần đầu, rút ngắn khoảng cách lứa đẻ, tăng số con được sinh hay nói cách khác là tăng sản lượng sữa trong một đời con cái, chúng tôi tiến

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN