tailieunhanh - Khả năng kháng chấn của bề chứa bằng chất lỏng có xét tương tác chất lỏng - thành bể
Bài báo phân tích khả năng kháng chấn khi sử dụng dạng thiết bị trên bằng cách cho hệ kết cấu chịu tải trọng điều hòa và chịu ảnh hưởng động đất. Qua đó sự khảo sát công trình có xét đến sự tương tác giữa chất lỏng và thành bể trong trường hợp có và không có sử dụng bể mái nước đóng vai trò như thiết bị kháng chấn. | TẠP CHÍ ĐẠI HỌC cửu LONG Sổ 01 năm 2016 KHẢ NĂNG KHÁNG CHẤN CỦA BẺ CHỨA BẢNG CHẤT LỎNG CÓ XÉT TƯƠNG TÁC CHẤT LỎNG - THÀNH BẺ Bùi Phạm Đức Tường Nguyễn Hoài Sơn Phan Đức Huynh Lê Bá Cường Ngày nay thiết bị kháng chấn cho các công trình dân dụng đặc biệt nhà cao tầng đang được quan tâm và đầu tư nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới. Việc sử dụng bể nước mái như giải pháp kháng chấn cho công trình được xem là một trong những phương pháp có nhiều ưu điểm vì thiết bị này có giá thành rẻ ít bảo trì dễ lắp đặt và không tốn nhiều không gian sử dụng đặc biệt là khả năng ứng dụng cho hầu hết các công trình với quy mô khác nhau. Bể chứa chất lỏng được thiết kế sao cho tần số dao động tự nhiên gần bằng tần số dao động riêng của công trình nhằm mục đích tạo ra cộng hưởng khi dao động. Khi đó biên độ dao động sóng đạt giá trị cực đại và ngược chiều với ngoại lực tác động lên công trình. Bài báo này phân tích khả năng kháng chấn khi sử dụng dạng thiết bị trên bằng cách cho hệ kết cấu chịu tải trọng điều hòa và chịu ảnh hưởng động đất. Qua đó khảo sát công trình có xét đến sự tương tác giữa chất lỏng và thành bể nước trong các trường họp có và không có sử dụng bể nước mái đóng vai trò như thiết bị kháng chấn. Thông qua các bài toán cụ thể kết quả phân tích cho thấy chuyển vị đỉnh của công trình giảm từ 50 đến 80 và các thành phần nội lực trong kết cấu cũng giảm đáng kể. Ngoài ra thiết bị có khối lượng xấp xỉ 1 khối lượng của hệ và tạo ra hiện tượng cộng hưởng với công trình được xem là có khả năng kháng chấn cao nhất. Từ khóa kháng chấn điều khiển dao động sự tương tác chất lỏng và thành bể 1. Giói thiệu Thiết kế kháng chấn cho các hệ kết cấu đã cho ra đời rất nhiều thiết bị và có nhiều tiêu chí để phân loại các thiết bị này nhưng phổ biến nhất là phân theo tính năng làm việc Soong Spencer 2002 . Các thiết bị kháng chấn được chia ra làm ba dạng chính là chủ động bán chủ động và bị động. Bể nước mái được thiết kế như thiết bị kháng chấn sử dụng chất lỏng dạng bị động Tuned
đang nạp các trang xem trước