tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa
Đề tài có mục tiêu nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn về việc làm cho lao động nông thôn Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa (ĐTH), đề xuất các giải pháp tăng cường khả năng tạo việc làm cho khu vực này; Đánh giá thực trạng tạo việc làm, phân tích các yếu tố ảnh hưởng, đề xuất định hướng và giải pháp tạo việc làm đến tạo việc làm cho lao động nông thôn của Hà Nội trong bối cảnh ĐTH. chi tiết nội dung đề tài. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRẦN THỊ MINH PHƯƠNG GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA Chuyên ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 62 31 01 05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI, 2015 Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn: 1. PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Hiền 2. TS. Nguyễn Quốc Chỉnh Phản biện 1: . Lê Du Phong Hội Cựu giáo chức Việt Nam Phản biện 2: . Nguyễn Mậu Dũng Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 3: . Trịnh Khắc Thẩm Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ tại hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2015 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu Hà Nội là một trong những thành phố có tốc độ đô thị hoá thuộc loại nhanh nhất so với các địa phương trong cả nước. Từ 01/8/2008, do mở rộng địa giới hành chính thủ đô Hà Nội dân số Hà Nội tăng từ 3,5 triệu người lên 6,4 triệu người, dân số trong tuổi lao động tăng từ 2,2 lên 4,3 triệu người, giai đoạn 2011 - 2015, bình quân hàng năm Hà Nội có khoảng 180 - 220 nghìn lao động không có việc làm hoặc thiếu việc do chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Vấn đề lao động - việc làm được đặt ra đối với một bộ phận lớn người dân bị rơi vào tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm khi bị thu hồi đất. Diện tích đất nông nghiệp của nông thôn Hà Nội ngày càng bị thu hẹp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp dẫn đến việc chuyển đổi cơ cấu lao động, việc làm của người dân, tác động đến thu nhập và đời sống của họ. Mỗi người “Hà Nội mới” đều có một điểm chung: đầy lo lắng về tương lai khi không còn đất sản xuất, hành trình chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm rất khó khăn bởi trình độ tay nghề không có, lạ lẫm với kỹ năng làm việc trong môi trường công .
đang nạp các trang xem trước