tailieunhanh - Luyện đề THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2015 - Đề 6

Giúp học sinh đánh giá lại kiến thức đã học cũng như kinh nghiệm ra đề của giáo viên. Mời các bạn và quý thầy cô cùng tham khảo Luyện đề THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2015 - Đề 6. Chúc các em thi tốt. | Môn: HÓA HỌC ĐỀ TẶNG KÈM SỐ 6 Thời gian làm bài: 90 phút (50 câu trắc nghiệm) Câu 1. Cho sơ đồ phản ứng : C2H2 → X → CH3COOH. Trong sơ đồ trên mỗi mũi tên là một phản ứng. X là chất nào sau đây ? A. CH3COONa B. HCOOCH3. C. C2H5OH D. CH3CHO Câu 2. Cho amin X đơn chức, bậc 1 tác dụng với axit cacboxylic Y thu được muối amoni Z có công thức phân tử là C4H11O2N. Hãy cho biết X có bao nhiêu công thức cấu tạo ? A. 4 B. 3 C. 2 D. 5 Câu 3. Cho các phát biểu sau về phenol (C6H5OH) a) Phenol tan nhiều trong nước lạnh b) Phenol có tính axit nhưng dung dịch phenol trong nước không làm đổi màu quỳ tím. c) Phenol được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, chất diệt nấm mốc. d) Nguyên tử H của vòng benzen trong phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H trong benzen. e) Cho nước Brom vào dung dịch phenol thấy xuất hiện kết tủa. Số phát biểu đúng là A. 4 B. 2 C. 3 D. 5. Câu 4. Cho 18,3 gam hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ đơn chức là dẫn xuất của benzen có cùng công thức phân tử C7H6O2 tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 10,8 gam Ag. Vậy khi cho 9,15 gam X nói trên tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH 1M, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng sẽ thu được bao nhiêu gam chất rắn khan ? A. 19,8 gam. B. 20,8 gam. C. 16,4 gam. D. 8,0 gam. Câu 5. Điện phân (điện cực trơ) dung dịch X chứa 0,2 mol CuSO4; 0,12 mol Fe2(SO4)3 và 0,44 mol NaCl bằng dòng điện có cường độ 2 ampe. Thể tích khí (đktc) thoát ra ở anot sau 26055 giây điện phân là A. 5,488 lít B. 5,936 lít C. 4,928 lít. D. 9,856 lít. Câu 6. Hai hợp chất hữu cơ X và Y có cùng công thức phân tử là C3H7O2N, đều là chất rắn ở điều kiện thường. Chất X phản ứng với dung dịch NaOH giải phóng khí, chất Y tham gia phản ứng trùng ngưng. Các chất X, Y lần lượt là A. vinylamoni fomat và amoni acrylat. B. axit 2 – aminopropionic và axit 3 – aminopropionic. C. axit 2 – aminopropionic và amoni acrylat. D. amoni acrylat và axit 2 – aminopropionic. Câu 7. Cao su Buna – N được tạo ra do phản ứng đồng trùng hợp buta – 1,3 – đien và acrilonitrin

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.