tailieunhanh - Ebook Thiên nhiên đất nước ta kì vĩ núi đèo: Phần 2

Tiếp nối phần 1, phần 2 ebook có kết cấu nội dung trình bày về: Những hàng động kì lạ (Lạng Sơn có hang động Tam Thanh, Hương tích "Nam thiên đệ nhất động", Ngườm Ngao.), ghé thăm những ngọn núi nổi tiếng (Nghĩa Linh núi thờ tổ vua Hùng, Núi Ba Vì, Tam Đảo, Mẫu Sơn.), vượt núi băng đèo (Đèo Khau Phạ, đèo Mã Pí Lèng, đẽo Mã Nhục, đèo Ô Quy Hồ). tiếp phần 2 ebook. | n h ữ h c h a n g đ ộ n g k I la ang động là những khoảng trống sâu trong núi. H Nhưng không phải núi nào cũng có hang động tự nhiên. Tại Tức Dụp, An Giang, trên một ngọn núi đá hoa cương (granit) có những hang động tự nhiên do các đứt gãy, các tảng đá sập chồng lên nhau mà thành. Nơi đây từng là căn cứ của quân ta trong thời chống Mĩ, gánh chịu hàng tấn bom đạn ném xuống mà không hề hấn gì. Trường hợp ấy rất hiếm có, vì các đá xâm nhập, đá sa thạch, đá phiến rất khó tạo ra các hang động. Trong khi đó, ở đâu có núi đá vôi chắc chắn có hang động. Nước ta có nhiều địa tầng đá vôi phân bố ở khắp nơi, nên xuất hiện nhiều hang động, trong đó có những hang động kì vĩ, đã đi vào đời sống tinh thần của người Việt Nam ta. LẠNG SƠN CÓ ĐỘNG TAM THANH Đồng Đăng có p h ố Kì Lừa Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh A i lên xứ Lạng cùng anh Bõ công bác mẹ sinh thành ra em Tay cầm bầu rượu nắm nem Mảng vui quên hết lời em dặn dò. Tam Thanh là một hệ thống hang động nằm ở phường Tam Thanh, phía tây bắc thành phố Lạng Sơn. Đây là quần thể hang động được nhắc đến sớm nhất trong sử sách và văn học nước nhà. - Động Tam Thanh Theo tấm bia Trùng tu Thanh Thiên động, được khắc vào năm 1677 về việc trùng tu di tích mà suy ra, thì động này từng được phát hiện vào thời nhà Lê. Động ở lưng chừng núi đá vôi, cao khoảng 8 m, phải trèo 30 bậc thang đá mới đến cửa động. Trên trần và vách hang đá có những thạch nhũ mang hình cây ngô đồng, sư tử, voi, ngựa, tiên ông. Giữa động có vực Âm Ti nước không bao giờ cạn. Đang lần mò trong tối, bỗng thấy ánh sánh mờ ảo rọi vào từ hai cửa thông thiên. Trèo ra bên ngoài, nhìn thấy bản làng với các nhà sàn và hình ảnh những chiếc cọn nước, cối giã gạo của người Tày. Hang động thiên nhiên này ban đầu được làm quán thờ của Đạo giáo nên có tên gọi theo ba cung trong động là Ngọc Thanh, Thượng Thanh và Thái Thanh, về sau, khi đạo Phật hình thành, hang động được xây làm chùa thờ Phật. Trong sách Đại Nam Nhất thống c h í của Quốc sử quán triều Nguyễn có