tailieunhanh - Bài giảng Phương pháp kiểm tra bằng bột từ

Tài liệu phương pháp kiểm tra bằng bột từ trình bày các kiến thức Vật lý như: Nguyên lý của kiểm tra bột từ, phân bố của từ trường trong các vật dẫn, các thông số cần quan tâm khi lựa chọn phương pháp từ hóa. Ảnh hưởng của tính chất vật liệu, thiết bị kiểm tra bột từ, cùng với một số thiết bị hạn chế, . | PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA BẰNG BỘT TỪ Nguyên lý của phương pháp kiểm tra bột từ Kiểm tra bột từ là phương pháp không phá huỷ có khả năng phát hiện và định vị các khuyết tật bề mặt và gần bề mặt trong các vật liệu sắt từ Phương pháp do . Hoke (Mỹ) phát minh vào những năm 1920. Nguyên lý của phương pháp dựa trên sự biến dạng của từ trường trong vật nhiễm từ do sự có mặt của khuyết tật. Sự biến dạng này gây nên một số đường sức của từ trường thoát ra ngoài, đi trong không khí và sau đó quay về vật. Hiện tượng này gọi là sự dò trường từ thông. Trường dò có khả năng hút các hạt sắt từ nhỏ và tạo nên các chỉ thị hoặc hình ảnh của khuyết tật. Một trong những ứng dụng chính của phương pháp này là phát hiện các gián đoạn càng sớm các tốt trong các công đoạn chế tạo và sử dụng, để tránh được các chi phí vào các vật liệu và sản phẩm mà sau đó lại bị loại bỏ. Kiểm tra bột từ có thể phát hiện được các khuyết tật bề mặt trong các vật liệu sắt từ, kể cả các khuyết tật rất nhỏ và hẹp mà mắt thường không thể phát hiện được. Các chỉ thị từ được hình thành ngay trên khuyết tật và do đó cho ta biết vị trí, hình dạng và kích thước gần đúng của khuyết tật. Kiểm tra bột từ còn có khả năng phát hiện các khuyết tật nằm gần bề mặt của vật. Độ nhậy đối với các khuyết tật này hạn chế và phụ thuộc vào chiều sâu, kích thước, thể loại, hình dáng của khuyết tật và vào cường độ từ trường sử dụng . Kiểm tra bột từ không dùng được với các vật liệu phi sắt từ, bao gồm thuỷ tinh, gốm sứ, chất dẻo, Al, Mg, Cu . CƠ SỞ LÝ THUYẾT Cơ sở của phương pháp kiểm tra bột từ dựa trên các nguyên lý của lý thuyết điện và từ. châm Vật có khả năng hút sắt từ được gọi là nam châm. Khả năng hút hoặc đẩy của nam châm không đồng đều mà tập chung ở các đầu của thanh, gọi là các cực. Hình 2: Nam châm thẳng với các đường từ thông Nếu đặt một miếng bìa lên một thanh nam châm, rồi rắc bột sắt mịm lên tờ bìa và gõ nhẹ, các bột sắt từ sẽ sắp xếp như hình 2. Các đường cong “bột sắt” này cho ta hình ảnh về các đường từ | PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA BẰNG BỘT TỪ Nguyên lý của phương pháp kiểm tra bột từ Kiểm tra bột từ là phương pháp không phá huỷ có khả năng phát hiện và định vị các khuyết tật bề mặt và gần bề mặt trong các vật liệu sắt từ Phương pháp do . Hoke (Mỹ) phát minh vào những năm 1920. Nguyên lý của phương pháp dựa trên sự biến dạng của từ trường trong vật nhiễm từ do sự có mặt của khuyết tật. Sự biến dạng này gây nên một số đường sức của từ trường thoát ra ngoài, đi trong không khí và sau đó quay về vật. Hiện tượng này gọi là sự dò trường từ thông. Trường dò có khả năng hút các hạt sắt từ nhỏ và tạo nên các chỉ thị hoặc hình ảnh của khuyết tật. Một trong những ứng dụng chính của phương pháp này là phát hiện các gián đoạn càng sớm các tốt trong các công đoạn chế tạo và sử dụng, để tránh được các chi phí vào các vật liệu và sản phẩm mà sau đó lại bị loại bỏ. Kiểm tra bột từ có thể phát hiện được các khuyết tật bề mặt trong các vật liệu sắt từ, kể cả các khuyết tật rất nhỏ và hẹp mà mắt thường .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN