tailieunhanh - Xu hướng phát triển kinh tế xanh trên thế giới - Kim Ngọc

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, mặc dù kinh tế thế giới đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng các mô hình phát triển kinh tế trong giai đoạn này theo kiểu “nền kinh tế nâu” đã gây ra những tổn hại to lớn cho môi trường, biến đổi khí hậu diễn ra với quy mô toàn cầu đe dọa cuộc sống con người và gây tổn thất cho hoạt động kinh tế. Nhằm thay đổi tình trạng này, năm 2008, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đã đưa ra Sáng kiến kinh tế xanh - một hướng tiếp cận mới cho phát triển kinh tế được nhiều quốc gia đồng tình hưởng ứng. Bài viết phân tích một số xu hướng chủ yếu trong phát triển kinh tế xanh trên thế giới. | Xu hướng phát triển kinh tế xanh trên thế giới CHÍNH TRỊ - KINH TẾ HỌC Xu hướng phát triển kinh tế xanh trên thế giới Kim Ngọc * Nguyễn Thị Kim Thu ** Tóm tắt: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, mặc dù kinh tế thế giới đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng các mô hình phát triển kinh tế trong giai đoạn này theo kiểu “nền kinh tế nâu” đã gây ra những tổn hại to lớn cho môi trường, biến đổi khí hậu diễn ra với quy mô toàn cầu đe dọa cuộc sống con người và gây tổn thất cho hoạt động kinh tế. Nhằm thay đổi tình trạng này, năm 2008, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đã đưa ra Sáng kiến kinh tế xanh - một hướng tiếp cận mới cho phát triển kinh tế được nhiều quốc gia đồng tình hưởng ứng. Bài viết phân tích một số xu hướng chủ yếu trong phát triển kinh tế xanh trên thế giới. Từ khóa: Kinh tế xanh; phát triển kinh tế xanh; xu hướng kinh tế xanh. 1. Đi từ trường phái kinh tế học xanh manh nha hình thành những năm đầu nửa cuối thế kỷ XX và phát triển bùng nổ vào những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, khái niệm kinh tế xanh ra đời như một hệ quả tất yếu. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một định nghĩa hay mô hình chung nhất nào về nền kinh tế xanh. Các quốc gia và các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học đã đưa ra những định nghĩa khác nhau, từ đó xây dựng mô hình phát triển kinh tế xanh. UNEP cho rằng, một nền kinh tế xanh là nền kinh tế có sự cải thiện về đời sống và công bằng xã hội đồng thời giảm một cách đáng kể những tổn hại về mặt môi trường và sinh thái. Nền kinh tế xanh là một nền kinh tế với mức phát thải carbon thấp, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và giảm sự mất công bằng xã hội. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), tăng trưởng xanh là một cách để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển trong khi bảo tồn môi trường, ngăn chặn sự mất mát về đa dạng sinh học và giảm thiểu việc sử dụng không bền vững tài nguyên thiên nhiên. Ủy ban Kinh tế - xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Liên Hợp Quốc (ESCAP) định nghĩa,

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.