tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Thành phần ruồi đục lá họ Agromyzidae, đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài ruồi đục lá lớn Chromatomyia horticola (Goureau) trên cây dưa chuột ở Hà Nội và biện pháp phòng chống
Đề tài nghiên cứu về thành phần và sự phân bố của nhóm ruồi đục lá họ Agromyzidae trên đồng ruộng, thấy được quy luật phát sinh gây hại của nhóm côn trùng này trên một số ký chủ chính. Cùng với việc đi sâu tìm hiểu đặc điểm sinh học và sinh thái học của loài ruồi và ong ký sinh chính làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng biện pháp phòng chống có hiệu quả loài gây hại chính trên cây dưa chuột ở vùng nghiên cứu. chi tiết nội dung tài liệu. | 1 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Diện tích trồng và sản lượng rau của Việt Nam tăng lên hàng năm, đến năm 2007 diện tích rau đạt 910 nghìn ha, sản lượng đạt 10,969 tấn (đứng thứ 5 châuÁ) (Cục Trồng trọt, 2007) [8]. Tuy nhiên, việc sản xuất rau đã và đang gặp nhiều khó khăn, một trong những khó khăn lớn đó là sự phá hại của các loài sâu bệnh hại rau. Vì vậy, việc phòng trừ sâu bệnh hại rau luôn là mối quan tâm hàng đầu của nghề trồng rau (Phạm Bình Quyền, 1994) [28]. Việc lạm dụng thuốc hoá học trong phòng trừ sâu hại rau đã làm phá vỡ cân bằng sinh thái tự nhiên, làm tăng tính chống thuốc của nhiều loài dịch hại; Một số loài sâu hại thứ yếu trở thành chủ yếu khó phòng trừ như ruồi đục lá thuộc họ ruồi Agromizydae, bộ 2 cánh Diptera (Hà Quang Hùng, 2002) [17]. Nước ta nằm trong vùng phân bố của các loài ruồi đục lá này, chúng là nhóm dịch hại rất phổ biến ở Việt Nam, hầu như trên các loại rau trồng quanh năm ở các địa phương đều bắt gặp triệu chứng gây hại của nhóm ruồi đục lá (Trần Thị Thiên An, 2000) [1]. Song, đây là nhóm dịch hại còn khá mới mẻ ở nước ta nên việc xác định thành phần cũng như sự phân bố, gây hại trong phổ ký chủ của chúng để nắm vững đối tượng gây hại cho mùa màng là một yêu cầu cấp thiết. Bên cạnh đó, tập đoàn thiên địch đặc biệt là lực lượng ong ký của chúng rất đa dạng và phong phú. Việc tìm hiểu thành phần, mức độ chuyên tính và diễn biến số lượng của các sinh vật có ích này rất có ý nghĩa trong việc đề xuất biện pháp quản lý tổng hợp đối với các loài ruồi đục lá, góp phần làm giảm việc lạm dụng thuốc hóa học trong phòng trừ chúng, từ đó làm giảm số lượng người bị ngộ độc do sử dụng rau. Chúng tôi thực hiện đề tài: “Thành phần ruồi đục lá họ Agromyzidae, đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài ruồi đục lá lớn Chromatomyia horticola (Goureau) trên cây dưa chuột ở Hà Nội và biện pháp phòng chống”. Mục đích của đề tài Nghiên cứu về thành phần và sự phân bố của nhóm ruồi đục lá họ Agromyzidae trên đồng ruộng, thấy được quy luật phát sinh gây
đang nạp các trang xem trước