tailieunhanh - Ebook Totem Sói: Phần 1 - NXB Công an Nhân dân
"Totem Sói" phần 1 của Khương Nhung gồm 20 chương. Đây là một bộ sách lạ - một kỳ thư duy nhất trên thế giới, mô tả nghiên cứu về sói thảo nguyên Mông Cổ. Đọc sách này chúng ta được thưởng thức một món ăn tinh thần vô tận về tôtem sói. Bởi lẽ nó vô cùng phong phú, bởi lẽ nó không thể tái hiện. chi tiết nội dung phần 1 tài liệu. | Tôtem sói Khương Nhung Trần Đình Hiến dịch Mục lục: LỜI TỰA: LỜI NGƯỜI BIÊN TẬP Chúng ta là truyền nhân của Rồng hay của Sói? Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 22 Chương 23 Chương 24 Chương 25 Chương 26 Chương 27 Chương 28 Chương 29 Chương 30 Chương 31 Chương 32 Chương 33 Chương 34 Chương 35 Vĩ thanh Khai quật bằng lý tính LỜI TỰA: Mấy năm gần đây, các nhà xuất bản Việt Nam đã cho ra mắt bản dịch nhiều tác phẩm gây tiếng vang lớn trong đời sống tinh thần quốc tế: Sự va chạm giữa các nền văn minh của Samuel Huntington; Chiếc Lexus và cây ôliu, Thế giới phẳng của Thomas Friedman, Súng, vì trùng và thép - định mệnh của các xã hội loài người, Loài tinh tinh thứ ba, Sụp đổ của Jared Diamond, Mỏ chim sẻ đảo của Jonathan Weiner, Trí tuệ đám đông của James Surowiecki [1] Những cuốn sách này không phải những sản phẩm hàn lâm thuần tuý, vốn chỉ dành cho một giới chuyên môn hẹp. Tác giả của chúng đều là những nhà nghiên cứu hoặc những nhà báo hàng đầu. Và hầu như tất cả những cuốn sách này đều được viết bằng tiếng Anh. Có vẻ như toàn cầu hoá, ít nhất là trong lĩnh vực tư tưởng-học thuật, đã và đang ngày càng đồng nghĩa với với Anh-Mỹ hoá. Anh-Mỹ là trung tâm phát ra các ý tưởng, các khuynh hướng, các quan niệm và toàn cầu chỉ còn có một việc là sao chép, diễn dịch hoặc, nếu có khả năng - và thường là trong phạm vi quốc gia - "phản biện hoặc bàn luận trong nhà". Trái với kì vọng của các nhà hậu hiện đại về một thế giới đa cực, nơi các ngôn ngữ có cùng cơ hội đóng góp vào tư tưởng-học thuật thế giới, ngày nay một học giả không phải Anh-Mỹ hoặc không viết bằng tiếng Anh có rất ít khả năng và cơ hội để gây được ảnh hưởng rộng, và nếu ta xem ngôn ngữ là phần cốt tuỷ của văn hoá thì cái thế giới toàn cầu hoá hôm nay tuy có thể không còn “dĩ Âu vi trung”, nhưng lại “dĩ Mỹ vi trung” hơn bao
đang nạp các trang xem trước