tailieunhanh - Nghiên cứu xây dựng mô hình toán hai chiều bằng phương pháp sai phân hữu hạn đánh giá ảnh hưởng triều và lũ đến vùng rừng ngập mặn Cần Giờ

Nghiên cứu này đã phát triển một mô hình sai phân hữu hạn hai chiều để đánh giá sự thay đổi của dòng nước trong vịnh dưới ảnh hưởng đáng kể của thủy triều. Mô đun tính toán vùng bán ngập triều (wet and dry scheme) được thiết lập để mô phỏng vùng bị ngập nước dưới sự biến động của thủy triều và lũ. Các kết quả mô hình đã phác họa rõ nét sự thay đổi vùng ngập triều dưới ảnh hưởng của thủy triều và lũ thượng nguồn. | BÀI BÁO KHOA HỌC NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH TOÁN HAI CHIỀU BẰNG PHƯƠNG PHÁP SAI PHÂN HỮU HẠN ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG TRIỀU VÀ LŨ ĐẾN VÙNG RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ Vũ Thị Hoài Thu1,2, Triệu Ánh Ngọc1, Tabata Toshinori2, Hiramatsu Kazuaki2 Tóm tắt: Cần Giờ thuộc hạ lưu của lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn, nằm ở khu vực cửa sông Sài Gòn, được biết đến như là "lá phổi xanh" của thành phố Hồ Chí Minh bởi các chức năng sinh thái của rừng ngập mặn. Khu vực Cần Giờ có quá trình thủy động lực học rất phức tạp với nhiều cửa sông lớn tạo nên vịnh Cần Giờ. Với địa hình trũng thấp bằng phẳng, Cần Giờ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi hai yếu tố chính: (1) lũ thượng nguồn và (2) chế độ thủy triều. Khi thủy triều dâng, một số khu vực bị ngập và thường trở lại thành các cồn đất khi thuỷ triều rút. Để hiểu rõ sự ảnh hưởng của thuỷ triều và lũ từ thượng nguồn, nghiên cứu này đã phát triển một mô hình sai phân hữu hạn hai chiều để đánh giá sự thay đổi của dòng nước trong vịnh dưới ảnh hưởng đáng kể của thủy triều. Mô đun tính toán vùng bán ngập triều (wet and dry scheme) được thiết lập để mô phỏng vùng bị ngập nước dưới sự biến động của thủy triều và lũ. Các kết quả mô hình đã phác họa rõ nét sự thay đổi vùng ngập triều dưới ảnh hưởng của thủy triều và lũ thượng nguồn. Từ khóa: Cần Giờ, sai phân hữu hạn, mô đun tính toán vùng bán ngập triều, đất ngập nước, chế độ thủy triều. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Thủy động lực vùng cửa sông là quá trình phức tạp do sự hiện diện của đường bờ biển, hải đảo, bãi cát ngầm, kênh rạch, các công trình nhân tạo, sự pha trộn của nước ngọt và nước mặn, và các yếu tố kết hợp giữ lưu lượng sông, thủy triều, gió, sóng, và dòng ngoài khơi (Kelin et al., 2009). Để hiểu đầy đủ các quá trình thủy động lực vùng cửa sông là rất quan trọng cho việc thiết kế các công trình ven biển, bảo vệ môi trường, và các kế hoạch phát triển trong vùng. Đã có nhiều mô hình được phát triển và .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.