tailieunhanh - Về một hướng nghiên cứu diễn ngôn chính trị tiếng viêt

Bài báo này trên cơ sở kế thừa thành tựu nghiên cứu của phân tích diễn ngôn tiếng Anh, sau khi xác lập một số cách phân loại diễn ngôn, nêu lên một số định hướng nghiên cứu diễn ngôn tiếng Việt. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TẠP CHÍ KHOA HỌC JOURNAL OF SCIENCE KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES ISSN: 1859-3100 Tập 14, Số 5 (2017): 77-83 Vol. 14, No. 5 (2017): 77-83 Email: tapchikhoahoc@; Website: VỀ MỘT HƯỚNG NGHIÊN CỨU DIỄN NGÔN CHÍNH TRỊ TIẾNG VIỆT Nguyễn Xuân Hồng* Trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh Ngày Tòa soạn nhận được bài: 10-02-2017; ngày phản biện đánh giá: 20-4-2017; ngày chấp nhận đăng: 25-5-2017 TÓM TẮT Bài báo này trên cơ sở kế thừa thành tựu nghiên cứu của phân tích diễn ngôn tiếng Anh, sau khi xác lập một số cách phân loại diễn ngôn, nêu lên một số định hướng nghiên cứu diễn ngôn tiếng Việt. Từ khóa: diễn ngôn chính trị, cấu trúc, liên kết, ý niệm. ABSTRACT A direction to research Vietnamese political discourse This article is based on the research achievements of English discourse analysis. It established a number of ways to classify discourse and proposed some research directions of Vietnamese discourse. Keywords: political discourse, structure, coherence, concept. 1. Đặt vấn đề Do nhiều lí do khác nhau, thuật ngữ diễn ngôn chính trị (Political discourse) cho đến nay vẫn còn rất xa lạ với giới học thuật Việt Nam. Điều này có thể giải thích được, không kể một số bài viết gần đây sử dụng bộ máy khái niệm của trường phái ngữ pháp chức năng hệ thống nghiên cứu một số loại hình diễn ngôn, xuất phát từ ngữ vực (register) với sự tam phân gồm: Trường diễn ngôn (field), quan hệ diễn ngôn (tenor) và cách thức diễn ngôn (mode), một loại diễn ngôn rất gần với diễn ngôn chính trị, gắn liền và tồn tại đã lâu với tri thức về phong cách học, thường được gọi là các văn bản chính luận, cũng đã được khảo sát. Công bằng mà nói, giữa văn bản chính luận và diễn ngôn chính trị * có những điểm tương đồng, nhưng không thể coi là đồng nhất. Đó là chưa kể có sự khác biệt rất lớn trong phạm vi quyền lực, trong việc định hướng thông tin và cả

TỪ KHÓA LIÊN QUAN