tailieunhanh - Nghiên cứu dự báo dòng chảy 10 ngày đến hồ cửa đạt phục vụ vận hành hồ chứa hợp lý

Bài báo nghiên cứu đề xuất một phương pháp dự báo dòng chảy đến hồ sử dụng mô hình 2 thông số kết hợp mô hình vận hành hồ chứa. Kết quả tính toán cho thấy, bộ mô hình có thể mô phỏng tốt dòng chảy và vận hành hồ chứa trên lưu vực. Kết quả dự báo về tổng lượng khá phù hợp, nhưng dự báo dòng chảy 10 ngày vẫn còn hạn chế do thiếu tài liệu khí tượng, thuỷ văn và nhu cầu điện năng. Nếu có thêm số liệu dự báo từ mô hình khí tượng và nhu cầu điện năng trên hệ thống, kết quả dự báo có thể được cải thiện | BÀI BÁO KHOA HỌC NGHIÊN CỨU DỰ BÁO DÒNG CHẢY 10 NGÀY ĐẾN HỒ CỬA ĐẠT PHỤC VỤ VẬN HÀNH HỒ CHỨA HỢP LÝ Vũ Ngọc Dương1, Ngô Lê An 2, Nguyễn Mai Đăng2 Tóm tắt: Hồ chứa Cửa Đạt là một hồ chứa lớn trên sông Chu thuộc xã Xuân Mỹ, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Để nâng cao hiệu quả cấp nước, phát điện và giảm rủi ro, việc dự báo dòng chảy thời đoạn 10 ngày đến hồ là rất cần thiết. Bài báo nghiên cứu đề xuất một phương pháp dự báo dòng chảy đến hồ sử dụng mô hình 2 thông số kết hợp mô hình vận hành hồ chứa. Kết quả tính toán cho thấy, bộ mô hình có thể mô phỏng tốt dòng chảy và vận hành hồ chứa trên lưu vực. Kết quả dự báo về tổng lượng khá phù hợp, nhưng dự báo dòng chảy 10 ngày vẫn còn hạn chế do thiếu tài liệu khí tượng, thuỷ văn và nhu cầu điện năng. Nếu có thêm số liệu dự báo từ mô hình khí tượng và nhu cầu điện năng trên hệ thống, kết quả dự báo có thể được cải thiện. Từ khoá: Dự báo dòng chảy 10 ngày, hồ Cửa Đạt, hồ Hủa Na, vận hành hồ chứa, mô hình 2 thông số. 1. MỞ ĐẦU1 Hồ chứa nước Cửa Đạt là một hồ chứa lớn thuộc xã Xuân Mỹ, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa (hình 1). Đây là một hồ chứa lớn khai thác tổng hợp nguồn nước sông Chu phục vụ cho các yêu cầu phát triển của vùng hạ lưu sông Mã, tỉnh Thanh Hóa với các nhiệm vụ chủ yếu là (Quyết định số 348/QĐ-TTg, 2004): giảm lũ với tần suất 0,6%, bảo đảm mực nước tại Xuân Khánh không vượt quá 13,71m (lũ lịch sử năm 1962); cấp nước cho công nghiệp và sinh hoạt với lưu lượng 7,715 m3 /s; tạo nguồn nước tưới ổn định cho ha đất canh tác (trong đó hệ thống thủy nông Nam sông Chu là ha, hệ thống thuỷ nông Bái Thượng và Bắc sông Chu - Nam sông Mã là ha); kết hợp phát điện với công suất lắp máy N = 88 - 97 MW; bổ sung nước mùa kiệt cho hạ du để đẩy mặn, cải tạo môi trường sinh thái với lưu lượng Q=30,42 m3 /s. Quy trình vận hành liên hồ chứa sông Mã đã được ban hành theo quyết định số 1911/QĐTTg ngày 5/11/2015 nhằm khai thác tối đa lợi ích cấp nước, hạn chế rủi ro do lũ lụt. Để giúp cho 1 Nghiên cứu .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN