tailieunhanh - Nhại và giễu nhại trong tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột của Hồ Anh Thái

Nhại và giễu nhại là cảm hứng chủ đạo trong SBC là săn bắt chuột, Hồ Anh Thái nhại để giễu, tạo thành giễu nhại. Sự kết hợp thủ pháp nhại hiện đại và dân gian tiếu lâm trong tác phẩm đã tạo được cái cười giễu đáo để. Lắng lại sau tiếng cười ấy là những suy ngẫm kín đáo về cuộc đời, có khi là sự ngậm ngùi, chua xót. Tác giả thể hiện rõ nét thủ pháp này trong tác phẩm qua cấu trúc, nhân vật, giọng điệu, ngôn từ và văn bản. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TẠP CHÍ KHOA HỌC JOURNAL OF SCIENCE KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES ISSN: 1859-3100 Tập 14, Số 11 (2017): 104-115 Vol. 14, No. 11 (2017): 104-115 Email: tapchikhoahoc@; Website: NHẠI VÀ GIỄU NHẠI TRONG TIỂU THUYẾT SBC LÀ SĂN BẮT CHUỘT CỦA HỒ ANH THÁI Mai Trương Huy* Trường THPT Phú Mỹ, Tân Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu TÓM TẮT Nhại và giễu nhại là cảm hứng chủ đạo trong SBC là săn bắt chuột, Hồ Anh Thái nhại để giễu, tạo thành giễu nhại. Sự kết hợp thủ pháp nhại hiện đại và dân gian tiếu lâm trong tác phẩm đã tạo được cái cười giễu đáo để. Lắng lại sau tiếng cười ấy là những suy ngẫm kín đáo về cuộc đời, có khi là sự ngậm ngùi, chua xót. Tác giả thể hiện rõ nét thủ pháp này trong tác phẩm qua cấu trúc, nhân vật, giọng điệu, ngôn từ và văn bản. Từ khóa: nhại, cảm hứng chủ đạo, tiểu thuyết, Hồ Anh Thái. ABSTRACT Mimic and parody in the novel SBC là săn bắt chuột (SBC is mouse hunt) by Ho Anh Thai Mimic and parody are the the major inspiration in the novel SBC là săn bắt chuột, Ho Anh Thai mimics to ridicule, forming parody. The combination of modern and folk parody joke in his work has created an excessively sarcastic laugh. Underlined the laugh are secret thoughts about life, some regret and bitterness. The author clearly expressed this approach in the work through the structure, figure and tone, words, and text. Keywords: parody, major inspiration, novel, Ho Anh Thai writer. 1. Theo Linda Hutcheon, parody (nhại) có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp cổ đại là parodia, từ này gồm hai thành tố: tiền tố para (đối lại hoặc bên cạnh) và danh từ oide (bài hát). Nhại có nghĩa là một bài hát được đối lập lại một bài khác, hoặc một bài hát được hát bên cạnh một bài khác mà không có ý nghĩa ngược lại. Nhại vừa là dạng thức đối lập giữa các văn bản, vừa là đề xuất về mối liên hệ gần gũi thay vì đối lập, ý nghĩa thứ hai có tính chất mở rộng .