tailieunhanh - Tốc độ thi công hợp lý khi đắp đập đất đồng chất với độ ẩm cao ở khu vực Bắc Trung Bộ - Việt Nam

Tác giả phân tích kết quả thí nghiệm, phân tích lựa chọn tốc độ lên đập và thực tiễn đắp đập đất ở Bắc Trung bộ, đề xuất chọn hệ số đầm nén cho phép đối với đất dính. Đồng thời đề xuất phương pháp tính toán tốc độ lên đập phù hợp khi thi công và áp dụng kiểm chứng đánh giá an toàn thi công đập Đá Hàn. | BÀI BÁO KHOA HỌC TỐC ĐỘ THI CÔNG HỢP LÝ KHI ĐẮP ĐẬP ĐẤT ĐỒNG CHẤT VỚI ĐỘ ẨM CAO Ở KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ - VIỆT NAM Trần Văn Hiển1, Lê Văn Hùng2, Trần Văn Toản2 Tóm tắt: Tác giả phân tích kết quả thí nghiệm, phân tích lựa chọn tốc độ lên đập và thực tiễn đắp đập đất ở Bắc Trung bộ, đề xuất chọn hệ số đầm nén cho phép đối với đất dính. Đồng thời đề xuất phương pháp tính toán tốc độ lên đập phù hợp khi thi công và áp dụng kiểm chứng đánh giá an toàn thi công đập Đá Hàn. Từ khóa: Hệ số thấm; hệ số đầm nén; độ chặt; Đá Hàn; Tả Trạch; lực dính c; góc ma sát trong . 1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU1 Những năm gần đây, nhiều đập đất đã và đang được xây dựng ở khu vực Bắc Trung bộ, Việt Nam (như các đập đất: Tả Trạch – Thừa Thiên Huế; Ngàn Trươi – Hà Tĩnh; Thủy Yên Thừa Thiên Huế; Đá Hàn – Hà Tĩnh ). Quá trình xây dựng gặp rất nhiều khó khăn khi đắp đất dính trong điều kiện độ ẩm của đất và môi trường không khí cao, trong khi yêu cầu độ chặt đầm nén của thiết kế và qui chuẩn cao (K=0,97). Việc thi công các đập đều chậm tiến độ, nguyên nhân chính là đất đắp trong điều kiện độ ẩm cao, khó đảm bảo độ ẩm để đắp với độ chặt K=0,97. Mục đích nghiên cứu của tác giả nhằm đề xuất tốc độ thi công hợp lý khi đắp đập đất đồng chất trong điều kiện vật liệu đất và môi trường khu vực có độ ẩm cao – Bắc Trung bộ, Việt Nam. Các mục tiêu cụ thể: 1) Xác định tốc độ thi công lên đập an toàn về ổn định cố kết và đề xuất qui trình tính toán phục vụ thiết kế tổ chức thi công đập đất; 2) Đề xuất độ chặt (hệ số đầm nén) trong thi công đối với đất dính có độ ẩm cao; 3) Áp dụng kết quả nghiên cứu mới vào đánh giá an toàn sau thi công của đập Đá Hàn. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . Cách tiếp cận, pham vi và đối tượng nghiên cứu Hiện nay chúng ta đang áp dụng các tiêu chuẩn (TCVN8216-2009, 2009), (TCVN8297, 1 2 Công ty Tư vấn Thủy lợi 2 (HEC2) Trường Đại học Thủy lợi. 2009), (QCVN04-05, 2012) và các tiêu chuẩn khác về đất xây dựng. Trong đó đáng chú ý ở điều của (QCVN04-05, 2012) qui định hệ số đầm nén .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN