tailieunhanh - Sự hình thành tư tưởng về mô hình nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Trần Trọng Thơ
Mô hình nhà nước đó là một động lực để các tầng lớp nhân dân đoàn kết đấu tranh, tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi vào mùa thu năm 1945. Hình thành từ cuộc cách mạng do nhân dân tiến hành, do nhân dân xây dựng và bảo vệ, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trở thành nhân tố trung tâm tập hợp và quy tụ các nguồn lực sức mạnh của toàn dân tộc, là “lợi khí” để nhân dân Việt Nam giành những thắng lợi vẻ vang trên những chặng đường lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. | CHÍNH TRỊ - KINH TẾ HỌC Trần Trọng Thơ Sự hình thành tư tưởng về mô hình nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Trần Trọng Thơ * Tóm tắt: Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là thành quả trực tiếp của Cách mạng tháng Tám năm 1945, đồng thời là hệ quả của quá trình phát triển tư duy lý luận về nhà nước và sự chuẩn bị lâu dài, sáng tạo của Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ những ý niệm đầu tiên, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng bước, định hình mô hình nhà nước dân chủ cộng hòa phù hợp với đặc điểm Việt Nam. Mô hình nhà nước đó là một động lực để các tầng lớp nhân dân đoàn kết đấu tranh, tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi vào mùa thu năm 1945. Hình thành từ cuộc cách mạng do nhân dân tiến hành, do nhân dân xây dựng và bảo vệ, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trở thành nhân tố trung tâm tập hợp và quy tụ các nguồn lực sức mạnh của toàn dân tộc, là “lợi khí” để nhân dân Việt Nam giành những thắng lợi vẻ vang trên những chặng đường lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ khóa: Nhà nước; Việt Nam; dân chủ; cộng hòa; Cách mạng tháng Tám; Hồ Chí Minh; Đảng cộng sản Việt Nam. 1. Mở đầu Một trong những thành tựu vĩ đại của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là thành lập Nhà nước Việt Nam mới - Nhà nước cộng hòa, dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Châu Á do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Tư tưởng của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về mô hình nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được hình thành trên cơ sở kế thừa những giá trị của nhân loại về tư tưởng dân chủ, dân quyền, nhà nước pháp quyền, thấm nhuần sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin “Vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền nhà nước” [1, ], thấu hiểu những giá trị đặc trưng của văn hoá Việt Nam là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần cố kết cộng đồng, phát huy những tinh hoa về định chế cổ truyền chế độ tự quản của cộng đồng làng xã, “nhà nước thân dân” trong lịch sử dân tộc. 2. Từ ý niệm đầu tiên đến
đang nạp các trang xem trước