tailieunhanh - Phụ nữ tham gia lãnh đạo ở Việt Nam hiện nay - Trần Thị Chiên
Hiện nay việc giải phóng phụ nữ, tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào đời sống chính trị đã và đang trở thành những vấn đề cấp thiết ở Việt Nam và thế giới. Tuy nhiên, vị thế của phụ nữ Việt Nam trong nền chính trị hiện đại vẫn còn hạn chế nhất định, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng nguồn nhân lực của đất nước, ảnh hưởng tới cam kết của Chính phủ Việt Nam với các tổ chức quốc tế về thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Bài viết tập trung phân tích vấn đề phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam. | Phụ nữ gia lãnh đạo ở Việt Nam hiện nay CHÍNH TRỊ - KINH TẾtham HỌC Phụ nữ tham gia lãnh đạo ở Việt Nam hiện nay Trần Thị Chiên * Tóm tắt: Hiện nay việc giải phóng phụ nữ, tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào đời sống chính trị đã và đang trở thành những vấn đề cấp thiết ở Việt Nam và thế giới. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện để phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý đất nước, quản lý xã hội. Tuy nhiên, vị thế của phụ nữ Việt Nam trong nền chính trị hiện đại vẫn còn hạn chế nhất định, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng nguồn nhân lực của đất nước, ảnh hưởng tới cam kết của Chính phủ Việt Nam với các tổ chức quốc tế về thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Bài viết tập trung phân tích vấn đề phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam. Từ khóa: Phụ nữ; tham chính; lãnh đạo; quản lý xã hội. 1. Khung pháp lý về phụ nữ tham gia lãnh đạo và quản lý Việt Nam đã thể hiện cam kết thúc đẩy sự tham gia và đại diện của phụ nữ thông qua phê chuẩn các Công ước quốc tế quan trọng, bao gồm Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW)(1), Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, Công ước về các quyền chính trị và dân sự; Việt Nam cũng phê chuẩn Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh (1995) và các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) của Liên Hợp Quốc và cam kết đảm bảo tham gia của phụ nữ trong chính trị (quyền bỏ phiếu, quyền ứng cử, quyền xây dựng và thực hiện các chính sách, tham gia vào các tổ chức xã hội và hiệp hội trong đời sống chính trị và cộng đồng của đất nước một cách bình đẳng với nam giới) như là một quyền được chính phủ hỗ trợ thông qua các can thiệp. Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào bộ máy lãnh đạo các cấp và đảm bảo quyền tham chính của phụ nữ là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Hiến pháp Việt Nam là văn bản pháp lý cao nhất thể hiện nguyên tắc chung về quyền bình đẳng nam nữ. Xét trên lĩnh vực chính trị, Điều 28 Hiến pháp 2013 có ghi: “Công dân có
đang nạp các trang xem trước