tailieunhanh - Tranh chấp thương mại Mỹ-Trung Quốc - Trần Minh Nguyệt
Quan hệ thương mại Mỹ - Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng kể từ khi hai nước tái lập quan hệ ngoại giao tháng 1 năm 1979 và ký hiệp định thương mại song phương tháng 7 năm 1979. Điều này đem lại nhiều lợi ích nhưng cũng làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn giữa hai nước do quan điểm khác biệt về hệ thống xã hội, hệ thống chính trị, ý thức hệ. Bài viết phân tích nguyên nhân các tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc từ quan điểm của hai bên. | Tranh chấp thương mại Mỹ - Trung Quốc CHÍNH TRỊ - KINH TẾ HỌC Tranh chấp thương mại Mỹ - Trung Quốc Trần Minh Nguyệt * Tóm tắt: Quan hệ thương mại Mỹ - Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng kể từ khi hai nước tái lập quan hệ ngoại giao tháng 1 năm 1979 và ký hiệp định thương mại song phương tháng 7 năm 1979. Điều này đem lại nhiều lợi ích nhưng cũng làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn giữa hai nước do quan điểm khác biệt về hệ thống xã hội, hệ thống chính trị, ý thức hệ. Bài viết phân tích nguyên nhân các tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc từ quan điểm của hai bên. Từ khóa: Quan hệ thương mại; hiệp định thương mại; tranh chấp thương mại; Trung Quốc; Mỹ. 1. Mở đầu Kể từ khi Mỹ và Trung Quốc tái lập quan hệ ngoại giao tháng 1 năm 1979 và ký hiệp định thương mại song phương tháng 7 năm 1979, kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước tăng trưởng khá nhanh. Năm 1979 khi Trung Quốc bắt đầu cải cách kinh tế, tổng kim ngạch thương mại Mỹ - Trung Quốc đạt 2 tỷ USD, Trung Quốc đứng thứ 23 trong các thị trường xuất khẩu của Mỹ và đứng thứ 45 trong các thị trường nhập khẩu của Mỹ. Đến năm 2012, thương mại hàng hóa song phương giữa hai nước đã đạt 528 tỷ USD, Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Mỹ (sau Canada), là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Mỹ (sau Canada và Mexico), và là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Mỹ. Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc, cùng với sự phát triển trong quan hệ thương mại Mỹ - Trung Quốc đã tạo môi trường thuận lợi cho quan hệ giữa hai nước phát triển trên mọi lĩnh vực. Quan hệ thương mại phát triển, một mặt đem lại nhiều lợi ích cho hai nước, nhưng mặt khác cũng làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn giữa hai nước, đặc biệt là sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cả hai nước thường xuyên khiếu nại lên cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB). Cả Washington và Bắc Kinh thường xuyên sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp (DSM) của WTO nhằm vào các vấn đề cử tri trong nước quan tâm. Trong khi tranh chấp .
đang nạp các trang xem trước