tailieunhanh - Diễn biến hình thái vùng cửa sông cửa Đại - Hội An theo chu kỳ dài hạn: phần 2 mối liên hệ giữa thay đổi hình thái cửa sông và xói lở bờ biển

Nội dung chủ yếu của bài viết là quá trình dịch chuyển đó cũng như các vấn đề liên đới được nghiên cứu. Việc dịch chuyển về phía nam của bờ phải cửa sông (250m) diễn ra tương ứng với thời kỳ kéo dài doi cát bên bờ trái. Mũi của đường bờ đỉnh nhọn bên bờ phải cũng dịch chuyển về phía nam trong cùng thời kỳ. Thềm sông cũng được nhận thấy là dịch chuyển đáng kể về phía nam. | BÀI BÁO KHOA HỌC DIỄN BIẾN HÌNH THÁI VÙNG CỬA SÔNG CỬA ĐẠI - HỘI AN THEO CHU KỲ DÀI HẠN: PHẦN 2 MỐI LIÊN HỆ GIỮA THAY ĐỔI HÌNH THÁI CỬA SÔNG VÀ XÓI LỞ BỜ BIỂN Võ Công Hoang1, Hitoshi Tanaka2, Nguyễn Trung Việt3 Tóm tắt: Phần 1 của nghiên cứu này đã trình bày diễn biến hình thái cửa sông Cửa Đại và các bãi biển lân cận theo chu kỳ dài hạn dựa trên số liệu phân tích ảnh vệ tinh Landsat. Sự dịch chuyển rõ rệt của cửa sông về phía nam cũng được chỉ ra. Trong phần 2 này, quá trình dịch chuyển đó cũng như các vấn đề liên đới được nghiên cứu. Việc dịch chuyển về phía nam của bờ phải cửa sông (250m) diễn ra tương ứng với thời kỳ kéo dài doi cát bên bờ trái. Mũi của đường bờ đỉnh nhọn bên bờ phải cũng dịch chuyển về phía nam trong cùng thời kỳ. Thềm sông cũng được nhận thấy là dịch chuyển đáng kể về phía nam. Từ những sự dịch chuyển trên làm cho lượng bùn cát cung cấp cho bờ sông bên trái bị thiếu hụt nghiêm trọng, gây ra sự xói lở nghiêm bãi biển Cửa Đại bên bờ trái. Giải pháp nhằm hướng lượng bùn cát cung cấp từ sông phân bố nhiều hơn về phía bờ trái cần được thực hiện. Qui mô và tác động của công trình khi thực hiện các giải pháp đó có thể được nghiên cứu bằng mô hình toán. Từ khóa: Cửa Đại, Thu Bồn, hình thái, xói lở, thềm sông, kết nhập, doi cát. 1. MỞ ĐẦU1 Phần 1 của nghiên cứu này (Hoang và nnk, 2016) đã trình bày diễn biến hình thái cửa sông Cửa Đại từ 1975 đến 2015. Qua đó, cho thấy sự thay đổi của hình thái cửa sông qua các thời kỳ cũng như các loại cửa sông đặc trưng tương ứng. Ngoài ra, phần 1 cũng chỉ ra sự dịch chuyển bờ sông bên phải rõ rệt, sự dịch chuyển này liên quan đến sự thay đổi của kéo dài về phía nam của doi cát bên bờ trái. Sự dịch chuyển cửa sông, cũng như lòng sông về phía nam có thể làm cho lượng bùn cát từ sông chủ yếu cung cấp cho bờ biển phía bên phải. Hoang và nnk (2015b) đã chỉ ra cơ chế tiềm năng gây ra sự sạt lở nghiêm trọng bên bờ trái. Cơ chế đó liên quan đến sự sụt giảm bùn cát cung cấp từ sông do việc xây dựng các hồ chứa ở thượng .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN