tailieunhanh - Bức tượng Huyền Thiên Trấn Vũ
Bức tượng Huyền Thiên Trấn Vũ: tọa trên tảng đá cẩm thạch, mặt vuông chữ điền nghiêm nghị mà bình thản hiền hậu, hai bàn chân để trần, bàn tay trái đưa lên ngang ngực bắt ấn thuyết pháp, bàn tay phải úp lên đốc kiếm, kiếm chống trên lưng rùa nằm giữa hai bàn chân, quanh lưỡi kiếm có con rắn quấn từ dưới lên trên. Rùa, rắn và kiếm là biểu trưng của Huyền Thiên Trấn Vũ | Trong thần thoại Ấn Độ, naga là loại rắn mang bành (cobra), có nhiều đầu, sống ở nước, làm đệm cho thần Visnu nằm nghỉ, gọi là Ananta, làm chão trong cuộc khuấy Biển Sữa, gọi là Vasuki . Naga là kẻ thù của chim thần Garuda, vật cưỡi của thần Visnu, vì mẹ Garuda bị Kadru là mẹ của loại rắn naga sỉ nhục và bắt làm nô lệ nên Garuda luôn tìm cách giết naga để báo thù cho mẹ (trong nghệ thuật tạo hình Chăm thường thấy Garuda chân giẫm đuôi naga, tay nắm chắc thân naga, miệng cắn vào đầu naga).Về sau, naga nhập vào hệ thống biểu tượng Phật giáo với tên gọi Mucilinda, cuộn thân làm bảo tọa cho Đức Phật ngồi nhập định bên sông Ni liên thiền, vươn cao mang bành nhiều đầu làm tán che mưa cho Đức Phật chống lại sự tấn công hung hãn của Ma vương mưu phá đổ cái khoảnh khắc quyết định trên bước đường Chứng Ngộ của Đức Thế Tôn. Rồi naga lại nhập thành một chúng trong Thiên Long Bát Bộ của nhà Phật: 1) Thiên (devaraja), 2) Long (naga), 3) Dạ xoa (yaksa), 4) Càn thát bà (gandharva), 5) Atula (asura), 6) Ca lâu la (garuda), 7) Khẩn na la (kinnara), 8) Ma hầu la già (mahanaga hoặc nagaraja). Trong nhiều truyền thống Phật giáo Ấn Độ, naga được coi là thủy thần có nhiệm vụ lưu giữ và bảo quản kinh Phật dưới thủy cung vì tâm thức con người chưa đủ chín muồi để tiếp nhận lời dạy của Đức Phật.
đang nạp các trang xem trước