tailieunhanh - Pháp luật và hương ước trong quản lý xã hội nông thôn: đánh giá từ phía người dân - Trương Thị Hiền
Trên cơ sở phân tích thực trạng người dân ở nông thôn thực hiện quyền được bàn bạc, quyền được giám sát, đồng thời phân tích sự tồn tại của hương ước xét từ cái nhìn của người dân và không gian pháp luật ở vùng nông thôn, bài viết chỉ rõ sự cần thiết tạo ra những cơ hội để có thêm sự tương tác, bổ trợ giữa hệ thống pháp luật và hương ước cũng như cần nhận diện cơ chế đích thực, con người cụ thể từ cộng đồng đóng vai trò chủ chốt trong quản lý xã hội. | ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ HƯƠNG ƯỚC Pháp luật và hương ước. TRONG QUẢN LÝ XÃ HỘI NÔNG THÔN Pháp luật và hương ước trong quản lý xã hội nông thôn: đánh giá từ phía người dân Trương Thị Hiền * Tóm tắt: Trên cơ sở phân tích thực trạng người dân ở nông thôn thực hiện quyền được bàn bạc, quyền được giám sát, đồng thời phân tích sự tồn tại của hương ước xét từ cái nhìn của người dân và không gian pháp luật ở vùng nông thôn, bài viết chỉ rõ sự cần thiết tạo ra những cơ hội để có thêm sự tương tác, bổ trợ giữa hệ thống pháp luật và hương ước cũng như cần nhận diện cơ chế đích thực, con người cụ thể từ cộng đồng đóng vai trò chủ chốt trong quản lý xã hội. Từ khóa: Pháp luật; hương ước; quản lý xã hội; nông thôn; người dân. 1. Mở đầu Trong quản lý xã hội nông thôn hiện nay, pháp luật và hương ước đang cùng tồn tại như là những chuẩn mực xã hội. Vậy, người dân tiếp nhận hai hệ thống chuẩn mực này như thế nào? Trong những trường hợp nào thì người dân có xu hướng lựa chọn pháp luật, những trường hợp nào lựa chọn hương ước khi giải quyết các công việc liên quan? Liệu có sự khác biệt giữa các nhóm xã hội trong việc lựa chọn pháp luật hay hương ước trong việc thực hiện các quyền? Bài viết nhằm trả lời cho những câu hỏi trên, đồng thời cũng hướng tới mục tiêu nhận diện những đánh giá của người dân về thực trạng pháp luật và hương ước trong quản lý xã hội nông thôn hiện nay. Về dữ liệu định lượng, chúng tôi đã thực hiện khảo sát phiếu bằng phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn. Địa bàn tỉnh được chọn thuộc khu vực nông thôn, có thể đại diện cho các vùng ở Việt Nam. Cụ thể, đề tài được tiến hành khảo sát tại 5 tỉnh: Thái Bình, Hòa Bình, Quảng Ngãi, Đắk Lắk và Trà Vinh. Chúng tôi chọn ngẫu nhiên mỗi tỉnh 2 huyện, mỗi huyện một xã làm địa bàn khảo sát. Tại mỗi xã, chọn ngẫu nhiên hai hoặc ba thôn. Tiếp đó, lập danh sách mẫu các hộ gia đình ở mỗi thôn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Người trực tiếp trả lời bảng hỏi là chủ hộ hoặc vợ/chồng chủ hộ, những người nắm được
đang nạp các trang xem trước