tailieunhanh - Đặc điểm áp xe phổi tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2 từ 1/2000-4/2008
Đề tài này được tiến hành với mục tiêu nhằm xác định đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị áp xe phổi ở bệnh nhi nhập viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2 từ tháng 1/2000 đến tháng 4/2008. bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết của đề tài nghiên cứu này. | ĐẶC ĐIỂM ÁP XE PHỔI TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 VÀ NHI ĐỒNG 2 TỪ 1/2000 – 4/2008 Bùi Nguyễn Đoan Thư*, Phạm Thị Minh Hồng** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị áp xe phổi ở bệnh nhi nhập viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2 từ tháng 1/2000 đến tháng 4/2008. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca. Kết quả: có 86 bệnh nhi (50 nữ, 36 nam), tuổi trung bình là 7 ± 4,5 tuổi. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là sốt, ho, khạc đàm, khạc mủ và giảm phế âm. Tổn thương áp xe 1 ổ chiếm 66%, 66% tổn thương nằm ở phổi phải và 59% ở thùy dưới. Kích thước trung bình của ổ áp xe 5,5 ± 2,8 cm. 57% kèm theo tràn dịch màng phổi với 55% là dịch mủ có hoặc không kèm theo tràn khí. Ba loại vi khuẩn thường gặp trong các mẫu thử mủ áp xe, mủ màng phổi, đàm và máu là Acinetobacter spp, Klebsiella spp và Staphylococcus aureus. Kháng sinh thường dùng là Cephalosporin thế hệ ba kết hợp với Aminoglycosid, chiếm 51%. Kháng sinh được dùng nhiều khi đổi kháng sinh lần thứ nhất là Ciprofloxacin/Pefloxacin (48%), Metronidazole (39%) và Vancomycin (29%). Quinolone + Clindamycin/Metronidazole cho hiệu quả điều trị cao (93%), Cephalosporin III ± Aminoglycosid cho hiệu quả điều trị thấp (35%). 16 bệnh nhi (19%) được thực hiện chọc hút mủ áp xe. 26/86 (30%) bệnh nhi được thực hiện phẫu thuật, trong đó có 7 trường hợp đã được chọc hút mủ qua thành ngực trước đó. Phẫu thuật bao gồm cắt thùy phổi/một phần thùy phổi và dẫn lưu áp xe. 62% được tập vật lý trị liệu hô hấp. Thời gian nằm viện trung bình là 28 ± 15 ngày. Tỉ lệ khỏi bệnh 91%, tử vong 3,5%. Kết luận: Áp xe phổi là bệnh không thường gặp ở trẻ em. Ngay khi chẩn đoán ra áp xe phổi, cần phối hợp thêm kháng sinh loại có thể diệt được vi khuẩn kỵ khí. Lựa chọn đầu tiên nên là Clindamycin. Cần quyết định can thiệp phẫu thuật đúng lúc khi điều trị nội không hiệu quả ABSTRACT LUNG ABSCESS AT CHILDREN’S HOSPITAL N01 AND N02. A REVIEW FROM 1/2000 – 4/2008 Bui Nguyen Doan Thu, Pham Thi Minh Hong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh *
đang nạp các trang xem trước