tailieunhanh - Một vài đặc trưng về chất lượng nước dưới đất và khả năng sử dụng nước khu vực đồng bằng ven biển Hà Tĩnh

Bài báo trình bày kết quả điều tra địa chất thủy văn và phân tích các tham số môi trường nước, thành phần hóa mẫu nước trong nước dưới đất tại khu vực cho thấy: phần lớn chỉ số chất lượng nước dưới đất nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 09:2008/BTNMT, QCVN 39:2011/BTNMT và QCVN 01:2009/BYT; đã có hiện tượng gia tăng nồng độ Clorua. | BÀI BÁO KHOA HỌC MỘT VÀI ĐẶC TRƯNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG NƯỚC KHU VỰC ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN HÀ TĨNH Đỗ Ngọc Thực1, Phan Văn Trường2 Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả điều tra địa chất thủy văn và phân tích các tham số môi trường nước, thành phần hóa mẫu nước trong nước dưới đất tại khu vực cho thấy: phần lớn chỉ số chất lượng nước dưới đất nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 09:2008/BTNMT, QCVN 39:2011/BTNMT và QCVN 01:2009/BYT; đã có hiện tượng gia tăng nồng độ Clorua, độ cứng và tổng chất rắn hòa tan (TDS) vào mùa khô hạn; khả năng sử dụng nước (nước nhạt và lợ) tại khu vực khá tốt nhưng phụ thuộc nhiều vào mùa mưa và ảnh hưởng bởi thủy triều nên trước khi sử dụng cho các mục đích khác nhau cần thực hiện các biện pháp kỹ thuật xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép. Từ khóa: Nước dưới đất, chất lượng nước, sử dụng nước, tầng chứa nước. 1. MỞ ĐẦU1 Vùng nghiên cứu được xác định dựa trên ranh giới phân bố địa chất thành tạo Đệ Tứ và đặc điểm địa hình, giới hạn từ ÷ vĩ Bắc và ÷ kinh Đông, có diện tích khoảng kéo dài theo hướng TB – ĐN với gần 137km đường bờ biển, phần phía Bắc mở rộng và hẹp dần về phía Nam, có địa hình hẹp và dốc nghiêng dần từ Tây sang Đông, đồi núi chiếm gần 80% diện tích, đồng bằng có diện tích nhỏ, bị chia cắt bởi các dãy núi, sông suối ngắn, uốn khúc nhiều, độ dốc lớn, đây là khu vực chịu ảnh hưởng lớn của các điều kiện tự nhiên. Địa hình bị phân cắt, sự phân hóa rõ rệt của chế độ mưa không đồng đều trong năm, vào mùa mưa với lượng mưa khoảng 75% tổng lượng mưa cả năm; chế độ nhiệt cao tập trung vào mùa hè, trung bình 32,90C; lượng bốc hơi trung bình năm lớn > 698,1mm, mùa mưa nước đổ dồn xuống các thung lũng chảy về các cửa sông, cửa lạch, kết hợp với triều cường làm cho vùng ven sông, ven suối và những vùng thấp trũng ở hạ du thường bị ngập úng và mặn hóa, tác động không nhỏ tới quá trình khai thác, sử dụng nguồn nước của khu vực (Nguyễn Văn Đản nnk.,1996). Ngược lại, về mùa .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN