tailieunhanh - Tác dụng kiểm soát ngập của đê biển trong điều kiện nước biển dâng đến vùng rừng ngập mặn cần giờ bằng mô hình toán 2 chiều

Trong bài viết này, mô hình thủy lực 2 chiều tính toán vùng bán ngập triều (wet and dry scheme) được thiết lập để mô phỏng vùng bị ngập nước dưới sự biến động của thủy triều và lũ, tác động của nước biển dâng và đê biển ảnh hưởng đến vùng Cần Giờ. Các kết quả mô hình đã phác họa rõ nét sự thay đổi vùng ngập triều dưới ảnh hưởng của nước biển dâng và đê biển Gò Công – Vũng Tàu. | BÀI BÁO KHOA HỌC TÁC DỤNG KIỂM SOÁT NGẬP CỦA ĐÊ BIỂN TRONG ĐIỀU KIỆN NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN VÙNG RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ BẰNG MÔ HÌNH TOÁN 2 CHIỀU Triệu Ánh Ngọc1 Tóm tắt: Rừng ngập mặn Cần Giờ được biết đến như là "lá phổi xanh" của thành phố Hồ Chí Minh bởi các chức năng sinh thái của rừng ngập mặn. Cần Giờ nằm ở vùng cửa biển, nơi có địa hình trũng thấp bằng phẳng, bị ảnh hưởng mạnh từ lũ thượng nguồn và chế độ thủy triều. Dưới tác động của xả lũ bất thường và nước biển dâng, đê biển Gò Công – Vũng Tàu được đề xuất xây dựng nhằm kiểm soát ngập cho nội đô thành phồ Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu cụ thể nào đánh giá chi tiết ảnh hưởng của nước biển dâng và đê biển Gò Công – Vũng Tàu đến chế độ triều và ngập ở vùng Cần Giờ. Trong nghiên cứu này, mô hình thủy lực 2 chiều tính toán vùng bán ngập triều (wet and dry scheme) được thiết lập để mô phỏng vùng bị ngập nước dưới sự biến động của thủy triều và lũ, tác động của nước biển dâng và đê biển ảnh hưởng đến vùng Cần Giờ. Các kết quả mô hình đã phác họa rõ nét sự thay đổi vùng ngập triều dưới ảnh hưởng của nước biển dâng và đê biển Gò Công – Vũng Tàu. Từ khóa: Chế độ thủy triều, nước biển dâng, Gò Công – Vũng Tàu, lũ thượng nguồn. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ1 Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố lớn nhất về kinh tế của Việt Nam, nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long với cáo độ địa hình thấp từ 1,5-2,5 m. Thành phố Hồ Chí Minh có hệ thống sông ngòi đa dạng và chịu ảnh hưởng bởi chế độ thủy triều biển Đông (IGES, 2015). Bên cạnh đó, một loạt các hồ chứa được xây dựng ở thượng nguồn là mối rủi ro gây thảm hoạ lũ lụt nghiêm trọng cho khu vực hạ lưu lưu vực Đồng Nai – Sài gòn vực nếu một khi các hồ chứa thượng nguồn gặp sự cố vận hành do thiên tai hoặc con người. Ngoài ra, biến đổi khí hậu ảnh ngày càng tác động rõ hơn và hưởng trực tiếp đến khu vực, bằng chứng là nhiều siêu bão xuất hiện bất thường và mực nước biển dâng cao. Theo thống kê từ trạm Vũng Tàu, mực nước biển tăng 13 cm trong .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
8    164    3    23-12-2024
54    147    1    23-12-2024
5    128    0    23-12-2024
3    124    1    23-12-2024
16    131    1    23-12-2024
22    154    2    23-12-2024
19    141    0    23-12-2024