tailieunhanh - Nghiên cứu đánh giá phú dưỡng hóa ở một hồ nông của Nhật Bản
Nghiên cứu này bước đầu đưa ra một số kết quả về việc khảo sát hiện tượng phú dưỡng thông qua các chỉ số Tổng Ni tơ/Tổng Phốtpho (TN/TP), mức độ dinh dưỡng và chỉ số trạng thái phú dưỡng (TSI) ở hồ Okubo thuộc vùng Kyushu, Nhật Bản. | BÀI BÁO KHOA HỌC NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ PHÚ DƯỠNG HÓA Ở MỘT HỒ NÔNG CỦA NHẬT BẢN Tạ Đăng Thuần1, Bùi Quốc Lập2, Masayoshi Harada3, Kazuaki Hiramatsu3 Tóm tắt: Hiện tượng phú dưỡng ở các vùng nước xảy ra do giàu lên quá mức bởi các chất dinh dưỡng dẫn đến tăng trưởng không kiểm soát của tảo, làm phát sinh tảo lam, tảo độc, giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do phân hủy các chất hữu cơ, gia tăng chi phí xử lý nước, làm cho các hồ dần dần trở nên nông hơn ảnh hưởng đến việc cung cấp nước. Hiểu được các đặc điểm diễn biến phú dưỡng trong các vùng nước là một trong những cơ sở khoa học cần thiết cho việc đề xuất các giải pháp quản lý, kiểm soát chất lượng nước. Với ý nghĩa đó, nghiên cứu này bước đầu đưa ra một số kết quả về việc khảo sát hiện tượng phú dưỡng thông qua các chỉ số Tổng Ni tơ/Tổng Phốtpho (TN/TP), mức độ dinh dưỡng và chỉ số trạng thái phú dưỡng (TSI) ở hồ Okubo thuộc vùng Kyushu, Nhật Bản. Từ khóa: Phú dưỡng, Tổng Ni tơ (TN), Tổng Phốt pho (TP), Chỉ số trạng thái phú dưỡng (TSI), hồ Okubo. 1. GIỚI THIỆU CHUNG1 Phú dưỡng là một trong những vấn đề chất lượng nước điển hình thường xảy ra ở các thủy vực, đặc biệt là các vùng nước tĩnh, nông. Chúng làm tăng các chất lơ lửng, chất hữu cơ, làm suy giảm lượng ôxy trong nước, nhất là ở tầng dưới sâu gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng nước và hệ sinh thái nước. Theo nhiều nghiên cứu, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng phú dưỡng bao gồm: nồng độ các chất dinh dưỡng trong thuỷ vực cao, đặc biệt là các muối đa lượng nitơ và phốt pho (Blomqvist et al., 1994), nhiệt độ nước ấm, cường độ chiếu sáng, pH cao, hàm lượng CO2 thấp (Cronberg and Annadotter, 2006; Zimba et al., 2006). Vì vậy, việc đánh giá sự phú dưỡng đã được nhiều các nhà khoa học công bố trong những nghiên cứu của mình. Trong nghiên cứu này đã sử dụng các phương pháp đánh giá từ mức độ dinh dưỡng thông qua so sánh với nồng độ TN, TP, (Håkanson et al., 2007) đến xem xét trạng thái dinh dưỡng của hồ (Carlson, 1977) và chỉ ra chất dinh dưỡng hạn chế với
đang nạp các trang xem trước