tailieunhanh - Nghiên cứu đánh giá tác động của các hồ chứa Lai Châu, Sơn La và Hòa Bình đến dòng chảy mùa kiệt trên sông Đà

Bài viết này tập trung đánh giá tác động của việc vận hành các hồ chứa này đến dòng chảy mùa kiệt hạ lưu sông Đà khi Quyết định 1622/QĐ-TTg quy định vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng được ban hành. Mô hình thuỷ văn được sử dụng để mô phỏng dòng chảy cho khu giữa kết hợp với mô đun vận hành hồ chứa nhằm diễn toán dòng chảy về hạ lưu. | BÀI BÁO KHOA HỌC NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HỒ CHỨA LAI CHÂU, SƠN LA VÀ HÒA BÌNH ĐẾN DÒNG CHẢY MÙA KIỆT TRÊN SÔNG ĐÀ Vũ Thị Minh Huệ1, Đặng Thị Kim Phượng1, Ngô Lê An1, Đặng Thị Hải Vân2 Tóm tắt: Trên sông Đà có 3 hồ chứa lớn Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình với nhiệm vụ phát điện, phòng chống lũ và cấp nước cho đồng bằng sông Hồng. Nghiên cứu này tập trung đánh giá tác động của việc vận hành các hồ chứa này đến dòng chảy mùa kiệt hạ lưu sông Đà khi Quyết định 1622/QĐ-TTg quy định vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng được ban hành. Mô hình thuỷ văn được sử dụng để mô phỏng dòng chảy cho khu giữa kết hợp với mô đun vận hành hồ chứa nhằm diễn toán dòng chảy về hạ lưu. Sáu kịch bản vận hành hồ bao gồm khi chỉ có hồ Hòa Bình, hồ Hòa Bình kết hợp với hồ Sơn La, cả ba hồ đều hoạt động được đưa ra nghiên cứu. Kết quả cho thấy, các hồ chứa đã giúp làm gia tăng dòng chảy mùa kiệt thêm khoảng 1,1 – 1,5 m tùy giai đoạn và kịch bản vận hành. Từ khóa: Dòng chảy mùa kiệt, vận hành hồ chứa liên hồ chứa, sông Đà, Quy trình 1622/QĐ-TTg. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ1 Theo quyết định số 1554/QĐ- TTg ban hành ngày 17 tháng 10 năm 2012 phê duyệt quy hoạch thủy lợi vùng đồng bằng sông Hồng 2012-2020 và định hướng đến năm 2050 trong điều kiện BĐKH và nước biển dâng, lượng nước dùng cho phát triền kinh tế xã hội ở hạ du năm 2010 là 24 tỷ m3, dự báo đến năm 2020 là 31 tỷ m3 và đến năm 2050 là 36 tỷ m3. Lượng nước thiếu này chủ yếu trong các tháng mùa kiệt (từ tháng XII đến tháng V, chiếm đến 80%) và hầu hết lấy trên hệ thống sông Hồng Thái Bình. Để đáp ứng được nhu cầu nước phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả của hệ thống hồ chứa trên lưu vực sông Hồng, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định 1622/2015/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2015 về quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng. Sông Đà là phụ lưu lớn nhất trong hệ thống sông Hồng, bắt nguồn từ độ cao 2240m của vùng Ngụy Sơn, tỉnh Vân Nam Trung Quốc, vào Việt Nam theo dòng chính tại Mường Tè (Lai Châu), chảy qua vùng

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN