tailieunhanh - Các xu hướng xây dựng hình tượng người anh hùng trong văn học, nghệ thuật Việt Nam thời kỳ đổi mới - Tiêu Thị Mỹ Hồng

Tinh thần đổi mới của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã mang đến một diện mạo mới cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật. Trong việc xây dựng hình tượng người anh hùng đã xuất hiện của một số xu hướng, như: bình thường hóa gắn với những tìm kiếm mới trong xây dựng hình tượng người anh hùng; xây dựng hình tượng người anh hùng của đời sống mới; chối bỏ, phủ nhận người anh hùng, Dù có những thành công và hạn chế ở mức độ khác nhau nhưng điều đó ít nhiều đã tạo nên diện mạo mới trong xây dựng hình tượng người anh hùng. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 9(94) - 2015 TRIẾT - LUẬT - TÂM LÝ - XÃ HỘI HỌC Các xu hướng xây dựng hình tượng người anh hùng trong văn học, nghệ thuật Việt Nam thời kỳ đổi mới Tiêu Thị Mỹ Hồng * Tóm tắt: Tinh thần đổi mới của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã mang đến một diện mạo mới cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật. Trong việc xây dựng hình tượng người anh hùng đã xuất hiện của một số xu hướng, như: bình thường hóa gắn với những tìm kiếm mới trong xây dựng hình tượng người anh hùng; xây dựng hình tượng người anh hùng của đời sống mới; chối bỏ, phủ nhận người anh hùng, Dù có những thành công và hạn chế ở mức độ khác nhau nhưng điều đó ít nhiều đã tạo nên diện mạo mới trong xây dựng hình tượng người anh hùng. Từ khóa: Người anh hùng; hình tượng; văn học; nghệ thuật; thời kỳ đổi mới. 1. Xu hướng bình thường hóa gắn với những tìm kiếm mới trong xây dựng hình tượng người anh hùng Đây là xu hướng chủ đạo, nổi trội và gặt hái được nhiều thành công tạo nên bước đột phá của văn học, nghệ thuật thời gian qua. Đặc điểm nổi bật của xu hướng này là làm mới trong xây dựng hình tượng người anh hùng đã từng trải qua cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc trong thế kỷ XX và những người anh hùng của quá khứ đã đi qua rất lâu. . Xu hướng bình thường hóa trong xây dựng hình tượng người anh hùng là những con người từng trải qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc Thứ nhất, cái bi và cái hùng trong hình tượng người anh hùng của văn học, nghệ thuật thời kỳ đổi mới. Trong bối cảnh chiến tranh ác liệt, cái bi gần như không được thể hiện trong văn học, nghệ thuật. Vì thế, người anh hùng luôn trong trạng thái thuần nhất gần như tuyệt đối cả ở tư tưởng cũng như hành động. Đó là những viên kim cương không tì vết được 114 tạo nên bởi nỗi đau cùng quyết tâm của dân tộc. Tuy nhiên, khi hòa bình lập lại, để nhận diện được bản chất khốc liệt của chiến tranh, đồng thời thấy được giá trị của cuộc sống hôm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN