tailieunhanh - Nghiên cứu thực nghiệm giải pháp cải thiện lớp đất thân đê kết hợp làm đường giao thông bằng vật liệu gia cố chất kết dính vô cơ

Bài báo này giới thiệu về lớp nền thượng gia cố xi măng kết hợp tro bay để cải thiện các đặc tính chịu lực của kết cấu thân đê. Kết quả nghiên cứu ban đầu chỉ ra rằng tùy theo loại đất mà lượng tro bay cần dùng khoảng từ 10-15% theo khối lượng đất, trong đó một phần tro bay làm vi cốt liệu trong đất đóng vai trò quan trọng để cải thiện cường độ của lớp đất thân đê làm nền thượng. | BÀI BÁO KHOA HỌC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM GIẢI PHÁP CẢI THIỆN LỚP ĐẤT THÂN ĐÊ KẾT HỢP LÀM ĐƯỜNG GIAO THÔNG BẰNG VẬT LIỆU GIA CỐ CHẤT KẾT DÍNH VÔ CƠ Đặng Công Hưởng1, Nguyễn Hữu Huế2, Trịnh Minh Thụ2 Tóm tắt: Khi kết hợp với giao thông thì kết cấu mặt đê, thân đê phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật như kết cấu mặt đường và nền đường. Kết cấu mặt đê gồm có lớp mặt, lớp móng và lớp nền thượng thường được đắp đất với độ chặt lý do để ổn định kết cấu mặt đường đê, nên việc gia cố lớp đất nền thượng thường được quan tâm đến. Bài báo này giới thiệu về lớp nền thượng gia cố xi măng kết hợp tro bay để cải thiện các đặc tính chịu lực của kết cấu thân đê. Kết quả nghiên cứu ban đầu chỉ ra rằng tùy theo loại đất mà lượng tro bay cần dùng khoảng từ 10-15% theo khối lượng đất, trong đó một phần tro bay làm vi cốt liệu trong đất đóng vai trò quan trọng để cải thiện cường độ của lớp đất thân đê làm nền thượng. Từ khóa: Đê kết hợp giao thông, mặt đường đê, xi măng kết hợp tro bay. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ1 Để cải thiện khả năng chịu tải của kết cấu mặt đê khi kết hợp với giao thông, đòi hỏi kết cấu mặt đê có chung cơ sở chịu tải và ổn định. Gia cố nền đất nghĩa là tiến hành một loạt các khâu công nghệ tạo cho đất có cường độ cao và ổn định lâu dài không những trong trạng thái không bão hoà mà cả trạng thái bão hòa nước nhờ kết quả tác dụng của chất liên kết hoặc các chất khác (Quy hoạch phát triển giao thông vận tải). Theo quyết định 1488/QĐ-TTg (Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng) về quy hoạch công nghiệp xi măng giai đoạn 2011-2020 thì nhu cầu sử dụng xi măng năm 2011 là 50 triệu tấn, trong lúc đó tổng công suất của các nhà máy năm 2011 đã sản xuất là hơn 60 triệu tấn, như vậy lượng sản xuất đã vượt so với nhu cầu thực tế, nên cần tạo ra những ứng dụng mới sử dụng xi măng để giảm bớt lượng dư thừa. Theo qui hoạch phát triển ngành điện từ năm 2006 đến 2015 dự kiến đưa vào sử dụng nhiều nhà máy nhiệt điện chạy bằng than với công suất khoảng MW (Quy hoạch phát triển .

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.