tailieunhanh - Tinh thần nhập thế trong tư tưởng phật giáo của Trần Nhân Tông - Nguyễn Thị Toan

Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời đại có giá trị vô cùng to lớn và là một cơ sở góp phần làm nên những thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam. Trong quá trình hoạt động thực tiễn phong phú, Hồ Chí Minh đã nhận thức được điểm mới của thời đại; luôn xem xét vấn đề dân tộc trong bối cảnh biến chuyển của thời đại; đứng ở tầm cao của những nhận thức sâu sắc về thời đại để giải quyết vấn đề dân tộc; đồng thời, coi việc giải quyết vấn đề dân tộc sẽ góp phần vào quá trình chuyển biến của thời đại. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 9(94) - 2015 TRIẾT - LUẬT - TÂM LÝ - XÃ HỘI HỌC Tinh thần nhập thế trong tư tưởng phật giáo của Trần Nhân Tông Nguyễn Thị Toan * Tóm tắt: Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, Trần Nhân Tông có một vị trí quan trọng. Ông đã để lại cho hậu thế tấm gương của một ông vua - Phật hết lòng vì dân vì nước, một bậc chân tu với những triết lý vừa huyền diệu, vừa gần gũi với đời. Qua cuộc đời và những tác phẩm của ông, ta thấy ông đã nhập thế tích cực khi ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống nhằm hành xử và giáo dục con người. Đời và đạo ở ông hòa làm một, không tách rời nhau: học đạo để hướng dẫn đời và đồng thời dùng đời để thực hành đạo. Tinh thần nhập thế trong tư tưởng Phật giáo ở Trần Nhân Tông đã được bộc lộ phần lớn qua tư tưởng “tức tâm tức Phật”. Ông đã kết hợp được hai yếu tố: yêu nước và mộ thiền. Tư tưởng “Cư trần lạc đạo”, “Tức tâm tức Phật” của Trần Nhân Tông mang lại sức sống mới cho Phật giáo, tạo cho Phật giáo một thế đứng vững chắc giữa lòng xã hội Việt Nam. Từ khóa: Trần Nhân Tông; tinh thần nhập thế; tư tưởng thiền Phật giáo. 1. Nhập thế của Phật giáo trong chính trị, ngoại giao Quan hệ giữa chính trị và tôn giáo là quan hệ giữa thần quyền và thế quyền. Bản thân tôn giáo không mang màu sắc chính trị, nhưng trong tay người làm chính trị, nó có thể phát huy tác dụng tích cực hay tiêu cực, tùy thuộc vào người sử dụng nó tiến bộ hay phản động. Bản thân Đức Thích Ca Mâu Ni khi khởi xướng Phật giáo đã từ bỏ quyền uy chính trị và tìm đến tư tưởng bình đẳng tôn giáo cho tất cả mọi đẳng cấp. Nhưng, những tư tưởng giải thoát từ bi, bác ái và trí tuệ Bát Nhã mà Người đề xướng lại có thể phát huy vai trò trị quốc an dân nếu được nhà làm chính trị áp dụng linh hoạt. Trần Nhân Tông đã chứng đạt được tâm vô lậu, chứng đạt thánh trí và tuệ giải thoát mà đức Phật đã chứng đạt. Với cương vị là vua, ông phải hoàn thành bổn 86 phận của mình với tổ tông, với dân, với nước, nên ông ra sức học tập nội điển và ngoại điển để đem thánh trí, trí

TỪ KHÓA LIÊN QUAN