tailieunhanh - Một số tri thức toán phổ thông trong kinh tế lượng - Lê Thái Bảo Thiên Trung

Kinh tế lượng (đo lường kinh tế) có thể được định nghĩa như một môn khoa học xã hội mà ở đó các tri thức kinh tế và toán học cùng xuất hiện và cần thiết cho nhiều phân tích các hiện tượng kinh tế. Vì vậy, một số tri thức toán đã được giảng dạy ở bậc phổ thông sẽ trở thành công cụ để giải quyết các bài toán kinh tế diễn ra trong thực tế. Trong bài báo này, chúng tôi lí giải những khó khăn của sinh viên khi họ phải huy động hai đối tượng tri thức đã được học ở bậc phổ thông: hệ số góc của đường thẳng và khái niệm logarit. | Lê Thái Bảo Thiên Trung TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM _ MỘT SỐ TRI THỨC TOÁN PHỔ THÔNG TRONG KINH TẾ LƯỢNG LÊ THÁI BẢO THIÊN TRUNG* TÓM TẮT Kinh tế lượng (đo lường kinh tế) có thể được định nghĩa như một môn khoa học xã hội mà ở đó các tri thức kinh tế và toán học cùng xuất hiện và cần thiết cho nhiều phân tích các hiện tượng kinh tế. Vì vậy, một số tri thức toán đã được giảng dạy ở bậc phổ thông sẽ trở thành công cụ để giải quyết các bài toán kinh tế diễn ra trong thực tế. Trong bài báo này, chúng tôi lí giải những khó khăn của sinh viên khi họ phải huy động hai đối tượng tri thức đã được học ở bậc phổ thông: hệ số góc của đường thẳng và khái niệm logarit. Từ khóa: tri thức toán phổ thông, hệ số góc của đường thẳng, khái niệm logarit, kinh tế lượng. ABSTRACT General mathematical knowledge in Econometrics Econometrics (economic measure) can be defined as a social science in which economic and mathematical knowledge co-exist and are both necessary for the analysis of economic phenomena. Therefore, general mathematic knowledge already taught in secondary education can become a tool to solve economic problems in reality. In this article, we are going to explain the difficulties students have in utilizing two mathematical concepts, the slope of the line and the logarithm. Keywords: general mathematical knowledge, slope of the line, logarithm, econometrics. 1. Một số tri thức toán phổ thông trong kinh tế lượng Trong bài báo này chúng tôi giới hạn đề cập đến hai đối tượng tri thức: - Hàm đường thẳng (hàm số bậc nhất) y = ax + b - Khái niệm logarit Hai đối tượng tri thức được nghiên cứu bắt nguồn từ việc ghi nhận một số khó khăn của sinh viên khi chúng tôi giảng dạy môn kinh tế lượng trong chương trình đào tạo cử nhân kinh tế. - Ghi nhận 1: Cho hàm số y = 24,45 + 0,78x với x là thu nhập và y là mức chi tiêu. Khi giảng viên đặt câu hỏi: * TS, Trường Đại học Sư

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.