tailieunhanh - Cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong câu tiếng việt bằng động từ quan hệ

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi chỉ đề cập đến 2 phương thức biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong câu tiếng Việt, đó là: bằng phương tiện ngữ pháp (quan hệ từ) và bằng phương tiện từ vựng - ngữ nghĩa (động từ quan hệ). Trong giới hạn của bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày phương thức biểu hiện mối quan hệ nhân quả bằng phương thức thứ hai, tức là bằng động từ quan hệ. | T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008 CÁCH BIỂU HIỆN MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ TRONG CÂU TIẾNG VIỆT BẰNG ĐỘNG TỪ QUAN HỆ Nguyễn Văn Lộc - Nguyễn Thị Thu Hà (Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên) 1. Đặt vấn đề Hiện nay, hướng nghiên cứu các kiểu quan hệ ngữ nghĩa trong câu vẫn chưa được chú ý một cách đầy đủ, nói riêng về cách biểu hiện mối quan hệ nguyên nhân kết quả, chúng tôi thấy đây là một trong những mối quan hệ logic - ngữ nghĩa có tính chất phổ biến trong mọi ngôn ngữ và cả trong tiếng Việt. Nhưng đến nay vẫn chưa có công trình chuyên sâu nghiên cứu về vấn đề này. Chính vì thế chúng tôi chọn “Cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong câu tiếng Việt” làm đối tượng nghiên cứu. Qua công trình nghiên cứu của mình, chúng tôi muốn giúp người dạy, người học ngữ pháp tiếng Việt nắm vững, sử dụng tốt và có hệ thống động từ quan hệ biểu thị mối quan hệ nhân quả trong giảng dạy và học tập. 2. Kết quả nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi chỉ đề cập đến 2 phương thức biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong câu tiếng Việt, đó là: bằng phương tiện ngữ pháp (quan hệ từ) và bằng phương tiện từ vựng - ngữ nghĩa (động từ quan hệ). Trong giới hạn của bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày phương thức biểu hiện mối quan hệ nhân quả bằng phương thức thứ hai, tức là bằng động từ quan hệ. Các động từ quan hệ mà chúng tôi xem xét trong phần này là những động từ thuộc kiểu sau đây: 1, Làm: Cảnh đau đớn làm chị Cu đứt từng khúc ruột. (Nguyễn Công Hoan. Chiếc quan tài) 2, Khiến: Bính ứa nước mắt khiến Năm phì cười. (Nguyên Hồng. Bỉ vỏ) Dưới đây chúng tôi xin trình bày cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong những câu có động từ quan hệ “làm, khiến” làm hạt nhân vị ngữ. Các mô hình cú pháp của câu có làm, khiến giữ vai trò vị ngữ: Mô hình 1: N- Làm (khiến) - SP Ví dụ: Cái nắng tháng ba làm cho người ta dễ ốm. Mô hình 2: V- Làm (khiến) - SP Ví dụ: Tập thể dục làm cho con người khoẻ mạnh. Mô hình 3: SP - Làm (khiến) - SP Ví dụ: Chàng lại gần khẽ đụng vào vai

TỪ KHÓA LIÊN QUAN