tailieunhanh - Nghiên cứu khả năng hấp thụ của vật liệu hấp thu chế tạo từ vỏ lạc đối với các ion Cd2+ và Mn2+ trong môi trường nước

Ô nhiễm nguồn nước đã và đang trở thành vấn đề nghiêm trọng của toàn cầu. Đặc biệt với một nước đang phát triển như nước ta, nguồn nước thải của các khu công nghiệp, khu chế xuất, thường chứa nhiều ion kim loại nặng như: Cu2+, Mn2+, Pb2+, Cd2+, Những ion này với hàm lượng vượt quá tiêu chuNn cho phép sẽ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người. | T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ CỦA VẬT LIỆU HẤP PHỤ CHẾ TẠO TỪ VỎ LẠC ĐỐI VỚI CÁC ION Cd2+ VÀ Mn2+ TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC Nguyễn Thùy Dương, Lê Hữu Thiềng ( Trường ĐH Sư phạm- ĐH Thái Nguyên) 1. Mở đầu Ô nhiễm nguồn nước đã và đang trở thành vấn đề nghiêm trọng của toàn cầu. Đặc biệt với một nước đang phát triển như nước ta, nguồn nước thải của các khu công nghiệp, khu chế xuất, thường chứa nhiều ion kim loại nặng như: Cu2+, Mn2+, Pb2+, Cd2+, Những ion này với hàm lượng vượt quá tiêu chuNn cho phép sẽ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người. Tận dụng các phụ phNm nông nghiệp chế tạo thành vật liệu hấp phụ (VLHP) để xử lý nước thải đang được nhiều người quan tâm. Hướng nghiên cứu này có nhiều ưu điểm là sử dụng nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm, không làm nguồn nước bị ô nhiễm thêm [2]. Vỏ lạc là một phế thải rất phổ biến ở Việt Nam, có sản lượng hàng năm lên tới trên 150 nghìn tấn. Thành phần chủ yếu của vỏ lạc là xenlulozơ, hemixenlulozo, lignin, [1] có chứa nhóm chức hiđroxyl, thuận lợi cho việc chế tạo vỏ lạc thành VLHP. 2. Thực nghiệm . Quy trình chế tạo VLHP từ nguyên liệu vỏ lạc Vỏ lạc nguyên liệu được nghiền nhỏ bằng máy nghiền bi. Lấy 25g nguyên liệu cho vào cốc chứa 500ml dung dịch NaOH 0,1M, khuấy đều trong 120 phút, lọc lấy phần bã rắn, rửa sạch bằng nước cất đến môi trường trung tính, sấy khô ở 85-90oC. Sau đó, phần bã rắn tiếp tục cho vào cốc chứa 150ml dung dịch axit xitric 0,6M khuấy trong 30 phút, lọc lấy bã rắn, sấy ở 50oC trong 24 giờ, nâng nhiệt độ lên 120oC trong 90 phút. Cuối cùng, rửa bằng nước cất nóng tới môi trường trung tính và sấy khô ở 85-90oC, thu được VLHP [3]. . Khảo sát khả năng hấp phụ các ion Cd2+ và Mn2+ trên VLHP a. Khảo sát thời gian đạt cân bằng hấp phụ của VLHP Cho một lượng chính xác VLHP vào một thể tích xác định dung dịch chứa từng ion kim loại Cd2+ và Mn2+ có nồng độ ban đầu khác nhau. Khảo sát quá trình hấp phụ trong các khoảng thời gian

TỪ KHÓA LIÊN QUAN