tailieunhanh - Nghiên cứu hóa học thực vật cây chó đẻ răng cưa mọc hoang tại Thái Nguyên
Về mặt hoá học thực vật, từ cây chó đẻ răng cưa đã phân lập được một số chất có tác dụng sinh học cao như các flavonoit, các steroit, các tanin, các glycozit, gần đây người ta đã phân lập được 4 lignan mới có tác dụng chữa bệnh từ cây chó đẻ răng cưa Đài Loan. | T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008 NGHIÊN CỨU HOÁ HỌC THỰC VẬT CÂY CHÓ ĐẺ RĂNG CƯA PHYLLANTHUS URINARIA L. MỌC HOANG TẠI THÁI NGUYÊN Ngô Đức Trọng - Phạm Văn Thỉnh (Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên) 1. Đặt vấn đề Các loài thực vật thuộc chi Phyllanthus L. họ Thầu dầu phân bố hầu hết ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam có 44 loài, các loài được chú ý nhiều hơn cả là P. niruri L (chó đẻ thân xanh), P. amarus Schum (chó đẻ đắng = diệp hạ châu đắng), P. urinaria L. (chó đẻ răng cưa). Trên thế giới các loài này đã được Y học cổ truyền sử dụng từ lâu để chữa bệnh gan, bệnh thận, bệnh tiểu đường vv [1-5]. Cây chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria L.) trong y học dân tộc được nhân dân dùng để chữa viêm họng, đinh râu, mụn nhọt, viêm da, lở ngứa, sản hậu ứ huyết đau bụng, chàm má, tưa lưỡi, rắn rết cắn, liều lượng không hạn chế [3,4]. Về mặt hoá học thực vật, từ cây chó đẻ răng cưa đã phân lập được một số chất có tác dụng sinh học cao như các flavonoit, các steroit, các tanin, các glycozit, gần đây người ta đã phân lập được 4 lignan mới có tác dụng chữa bệnh từ cây chó đẻ răng cưa Đài Loan. Ở Việt Nam, cây chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria L.) đã được sử dụng làm thuốc chữa bệnh từ lâu, nhưng các nghiên cứu hoá học thực vật thì mới chỉ bắt đầu từ vài năm gần đây, vì vậy chúng tôi chọn cây chó đẻ răng cưa mọc hoang tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên làm đối tượng nghiên cứu với mục đích hiểu rõ và tìm kiếm thêm các ứng dụng làm thuốc chữa bệnh của cây này tại địa phương. 2- Nguyên liệu và phương pháp. Nguyên liệu và điều chế các phần chiết. Cây chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria L.) được thu hái tại vùng giáp danh của huyện Đồng Hỷ với thành phố Thái Nguyên vào tháng 11 năm 2007. Mẫu cây được nhận dạng tại khoa Sinh trường ĐH Sư phạm thuộc ĐHTN. Mẫu cây gồm toàn bộ lá và thân (phần ở trên mặt đất), sau khi làm sạch được sấy khô ở nhiệt độ 60oC đến khối lượng không đổi và nghiền thành bột. Mẫu thực vật được chiết bằng etanol 900.
đang nạp các trang xem trước