tailieunhanh - Chế tạo một số thiết bị thí nghiệm dùng cho dạy học phần điện tích, điện trường Vật lý 11

Quá trình dạy học là quá trình hoạt động được tổ chức ở mức độ cao, trong đó thiết bị dạy học là yếu tố không thể thiếu. Nhưng thực trạng hiện nay cho thấy thiết bị dạy học ở hầu hết các trường THPT còn thiếu, nhất là đối với bộ môn Vật lý. Thiết bị thí nghiệm (TN) mới chỉ để giáo viên thực hiện TN biểu diễn và một số ít bài thực hành cho HS. Còn thiết bị TN phục vụ cho TN trực diện (TN đồng loạt) đều không có đủ. | T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008 CHẾ TẠO MỘT SỐ THIẾT BN THÍ NGHIỆM DÙNG CHO DẠY HỌC PHẦN “ĐIỆN TÍCH, ĐIỆN TRƯỜNG” - VẬT LÝ 11 Phùng Mạnh Thường (Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc) 1. Đặt vấn đề Quá trình dạy học là quá trình hoạt động được tổ chức ở mức độ cao, trong đó thiết bị dạy học là yếu tố không thể thiếu. Nhưng thực trạng hiện nay cho thấy thiết bị dạy học ở hầu hết các trường THPT còn thiếu, nhất là đối với bộ môn Vật lý. Thiết bị thí nghiệm (TN) mới chỉ để giáo viên thực hiện TN biểu diễn và một số ít bài thực hành cho HS. Còn thiết bị TN phục vụ cho TN trực diện (TN đồng loạt) đều không có đủ. Hơn nữa, chương trình SGK mới hầu hết được viết theo tinh thần phương pháp thực nghiệm, do vậy một yêu cầu mới đặt ra là cần phải rèn luyện cho HS khả năng tự làm TN. Trong định hướng đổi mới phương pháp dạy học có điểm nhấn mạnh: “Cần kết hợp giữa những nỗ lực trang bị của nhà nước với những cố gắng sưu tầm và tự chế tạo các thiết bị TN vật lý bằng những vật liệu và thiết bị dễ kiếm, rẻ tiền của giáo viên và học sinh” [1]. Hưởng ứng chủ trương này và qua thực tế năm đầu dạy phân ban lớp 11, chúng tôi đã gặp phải một số khó khăn khi dạy phần “Điện tích, điện trường”, từ đó, chúng tôi đề xuất chế tạo một số thiết bị TN với những vật liệu dễ kiếm, tiết kiệm được chi phí mà vẫn đảm bảo kết quả của quá trình TN. 2. Kết quả nghiên cứu . TN kiểm chứng về sự nhiễm điện do hưởng ứng và do tiếp xúc : . Một số hạn chế của bộ TN “Điện tích, điện trường” được trang bị cho các trường THPT năm học 2007-2008: Trong hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng, khi cho một vật đã nhiễm điện (vật cảm) lại gần một vật trung hoà điện (vật ứng) thì vật đang trung hoà về điện sẽ bị nhiễm điện. Nhưng không kiểm chứng được là với vật ứng đầu gần vật cảm sẽ nhiễm điện trái dấu với vật cảm, đầu kia nhiễm điện cùng dấu với vật cảm. Với hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc cũng không kiểm chứng được rằng sau khi nhiễm điện vật ứng nhiễm điện cùng dấu với vật cảm. Trong .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN