tailieunhanh - Sử dụng phương pháp gần đúng thế kết hợp ( CPA ) để tính mật độ trạng thái của bán dẫn từ pha loãng Ga1-xMnxAs
Trong thời gian gần đây bán dẫn từ pha loãng(DMS) đã thu hút được sự chú ý lớn của các nhà khoa học do tồn tại đồng thời cả tính sắt từ và tính bán dẫn. Vật liệu DMS tiêu biểu là Ga1-xMnxAs (x ≈1-10%) với Mn thay thế Ga tại các nút dương [1]. Tương tác chủ yếu giữa các ion Mn2+ là tương tác trao đổi RKKY[2,3] thông qua hạt tải (lỗ trống trong Ga1-xMnxAs). Lý thuyết về tương tác trên đã được đề cập đến trong một vài bài báo gần đây [4-6]. | T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 3(43)/N¨m 2007 SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GẦN ĐÚNG THẾ KẾT HỢP (CPA) ĐỂ TÍNH MẬT ĐỘ TRẠNG THÁI CỦA BÁN DẪN TỪ PHA LOÃNG Ga1-xMnxAs Nguyễn Xuân Ca (Khoa KH Tự nhiên&Xã hội- ĐH Thái Nguyên) Hoàng Anh Tuấn (Viện Vật lý & Điện tử Hà Nội) 1. Mở đầu Trong thời gian gần đây bán dẫn từ pha loãng(DMS) đã thu hút được sự chú ý lớn của các nhà khoa học do tồn tại đồng thời cả tính sắt từ và tính bán dẫn. Vật liệu DMS tiêu biểu là Ga1-xMnxAs (x ≈ 1-10%) với Mn thay thế Ga tại các nút dương [1]. Tương tác chủ yếu giữa các ion Mn2+ là tương tác trao đổi RKKY[2,3] thông qua hạt tải (lỗ trống trong Ga1-xMnxAs). Lý thuyết về tương tác trên đã được đề cập đến trong một vài bài báo gần đây [4-6]. Tuy nhiên, cơ chế RKKY không giải thích được nguồn gốc tính sắt từ khi mật độ hạt tải thấp trong Ga1-xMnxAs. Vì vậy, cơ chế của tương tác từ giữa các ion Mn có thể liên quan đến tính sắt từ khi mật độ hạt tải thấp. Yagi và Kayanuma [7] thừa nhận rằng lỗ trống p di chuyển xung quanh và tương tác với các spin định xứ tại nút Mn là tương tác trao đổi phản sắt từ. Dựa trên mô hình đó với sự thay thế ngẫu nhiên các spin định xứ Ising, các tác giả đã nghiên cứu cơ chế tương tác trao đổi hiệu dụng. Tuy nhiên, trong lý thuyết của họ hiệu ứng không từ tính đã được bỏ qua. Gần đây, Takahashi và Kubo [8] đã chỉ ra rằng thế hút không từ tính tại các nút từ tăng cường tính sắt từ trong (Ga,Mn)As. Dựa trên mô hình do Takahashi và Kubo cung cấp, với phương pháp gần đúng thế kết hợp và sử dụng lý thuyết của Yagi và Kayanuma, chúng tôi sẽ xác định sự phụ thuộc của mật độ trạng thái vào các tham số hệ thống (nồng độ pha tạp, hằng số tương tác hiệu dụng .) 2. Mô hình và tính toán giải tích Sử dụng mô hình do Takahashi và Kubo đề xuất, mô hình này bao gồm tương tác trao đổi và thế hút không từ tính. Hamiltonian được cho bởi: H = ∑ tij ci+σ c jσ + ∑ ui , ijσ (1) i ở đó ui là uiA hoặc uiM phụ thuộc vào ion chiếm nút i: E A ∑ ci+σ ciσ ; i ∈ A σ ui = + + EM ∑ ciσ ciσ − ∆
đang nạp các trang xem trước