tailieunhanh - Đặc điểm và động lực của FDI Hàn Quốc vào Asean

Bài viết này nhằm tìm hiểu các đặc điểm của FDI Hàn Quốc vào các nước trong khu vực ASEAN trong những năm gần đây, đồng thời phân tích những động lực chủ yếu của các công ty Hàn Quốc khi đưa vốn FDI vào ASEAN, nhất là vào Việt Nam và Indonesia. | T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 3(43)/N¨m 2007 ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐỘNG LỰC CỦA FDI HÀN QUỐC VÀO ASEAN Trần Chí Thiện (Trường ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên) I. Giới thiệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành nét đặc trưng cơ bản của toàn cầu hoá và kinh tế thế giới trong vòng hơn hai thập kỷ qua. Sau 54 năm phát triển, Hàn Quốc đã đạt được những thành tựu kinh tế thần kỳ và đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới. Từ những năm 1980, Hàn Quốc đã trở thành một trong những nhà xuất khNu vốn FDI lớn nhất thế giới. Ở Đông Nam Á (ASEAN), Hàn Quốc là nhà đầu tư FDI lớn nhất ở Việt Nam và lớn thứ tư ở Indonesia. Đến tháng 6 năm 2007, Hàn Quốc đã có dự án FDI đang còn hiệu lực, với 116,5 tỷ USD vốn đăng ký; dự án được thực hiện với tổng vốn đầu tư là 76,8 tỷ USD. Trong đó, tổng vốn FDI của Hàn Quốc vào ASEAN đã đạt 18 tỷ USD vốn đăng ký, 9,8 tỷ USD vốn thực hiện, chiếm 15,5% vốn đăng ký, 13% vốn thực hiện của FDI Hàn Quốc trên toàn thế giới, đưa ASEAN trở thành điểm đầu tư lớn thứ ba của Hàn Quốc, sau Trung Quốc và Mỹ (Korea Exim, 2007). Bài viết này nhằm tìm hiểu các đặc điểm của FDI Hàn Quốc vào các nước trong khu vực ASEAN trong những năm gần đây, đồng thời phân tích những động lực chủ yếu của các công ty Hàn Quốc khi đưa vốn FDI vào ASEAN, nhất là vào Việt Nam và Indonesia. II. Đặc điểm của FDI Hàn Quốc vào ASEAN . FDI Hàn quốc vào ASEAN tăng lên nhanh chóng Từ cuối những năm 1980, đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Hàn Quốc bắt đầu tăng mạnh. Quá trình triển khai vốn FDI của Hàn Quốc vào ASEAN có thể được chia làm 5 giai đoạn, chịu sự chi phối của các yếu tố khác nhau (Hình 1). Giai đoạn 1 bắt đầu từ giữa những năm 1980 đến năm 1991. Vốn FDI của Hàn Quốc vào ASEAN khi đó tăng lên do tăng thặng dư tài khoản vãng lai có được do tỷ giá hối đoái hợp lý và lãi suất thấp trên thị trường tiền tệ quốc tế. Thêm vào đó, chi phí sản xuất trong nước tăng lên đáng kể chủ yếu do tiền công tăng (Byung, 2006). Giai đoạn 2 chỉ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
23    158    0    01-05-2024
41    122    0    01-05-2024
185    100    0    01-05-2024
165    87    0    01-05-2024
3    125    0    01-05-2024
6    88    0    01-05-2024
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.