tailieunhanh - Đề tài “Kinh nghiệm phát triển của Singapore và bài học cho Việt Nam"

Các nước đang phát triển có đặc điểm chung về kinh tế, đó là mức sống thấp, tỷ lệ tích lũy thấp, trình độ kỹ thuật sản xuất thấp và năng suất lao động thấp. Những đặc điểm này tạo thành một vòng tròn luẩn quẩn, tưởng như khó thoát ra được. Trong quá trình tìm kiếm con đường phát triển, có những nước tiếp tục rơi vào trì trệ, phát triển thụt lùi, xã hội rối ren, như một số nước châu Phi hay Nam Á. Có những nước đã đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, đưa đất nước thoát khỏi vòng luẩn quẩn, rút ngắn. | Cũng cần nhắc tới kinh nghiệm thành công của Singapore chỉ ra rằng đồng ngoại tệ kiếm được từ xuất khẩu khoáng sản, nguyên liệu thô, nông hải sản phải được dùng để mua máy móc thiết bị cho các ngành công nghiệp thâm dụng lao động (labour intensive) để có thể xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp có hàm lượng lao động lớn. Đây cũng là một hướng đi đúng đắn cho Việt Nam. Chính phủ cần có cơ chế hợp lý trong việc giám sát hoạt động xuất khẩu máy móc công nghiệp sao cho tận dụng và phát triển được các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động ở Việt Nam hiện nay như dệt may và dần đưa máy móc thiết bị chất lượng cao vào sản xuất và chế biến nông thủy sản, một ngành công nghiệp mà Việt Nam có nhiều thuận lợi cả về mặt tự nhiên và con người. Hiện nay , vấn đề này đã được đề cập nhiều nhưng chính phủ vẫn chưa có những động thái tích cực để phát triển. Nước ta 75% dân số vẫn ở nông thôn và phần rất lớn lao động làm trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản nhưng tỉ lệ cơ giới hóa trong sản xuất còn thấp. Mặc dù Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu nông lâm thủy sản vào loại lớn trên thế giới nhưng mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam lại không được đánh giá cao về mặt chất lượng khiến việc mở rộng và thâm nhập vào các thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu trở nên rất khó khăn. Chính vì thế, bài toán nâng cao chất lượng, cơ giới hóa khu vực sản xuất nông lâm thủy sản đi kèm với ngành công nghiệp chế biến cần được coi là một trong những mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển xuất khẩu trong tương lai gần của nước ta.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN