tailieunhanh - Sự đa dạng trong cấu trúc giải phẫu thân cây của một số loài dây leo thảo

Nội dung bài viết trình bày việc bổ sung một số dẫn liệu về cấu trúc giải phẫu thân dây leo thảo nhằm giúp cho việc nghiên cứu và giảng dạy được phong phú hơn. Mời các bạn tham khảo! | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 SỰ ĐA DẠNG TRONG CẤU TRÚC GIẢI PHẪU THÂN CÂY CỦA MỘT SỐ LOÀI DÂY LEO THẢO ĐỖ THỊ LAN HƯƠNG Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 TRẦN VĂN BA Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Từ trước đến nay, dây leo thảo không phải là đối tượng được nhiều nhà khoa học quan tâm với lý do chúng không mang lại hiệu quả kinh tế. Cấu trúc giải phẫu của dây leo thảo chưa được nghiên cứu sâu và đánh giá cao bởi vì giá trị sử dụ ng chưa được chú ý. Tuy nhiên, khi nghiên cứu chúng tôi thấy cấu trúc giải phẫu thân dây leo thể hiện sự đa dạng, không theo một quy luật nhất định nào. Khi sống trong môi trường khác nhau, thực vật có thân leo thảo cũng thể hiện rõ sự thích ứng để có thể sống và phát triển. Hiện nay các tài liệu minh họa để phục vụ cho việc nghiên cứu về đa dạng sinh học, sinh thái hoặc tham khảo về dây leo một cách có hệ thống là rất ít. Do vậy, chúng tôi bổ sung một số dẫn liệu về cấu trúc giải phẫu thân dây leo thảo nhằm giúp cho việc nghiên cứu và giảng dạy được phong phú hơn. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp quan sát tr ực tiếp mẫu tươi Mẫu tiêu bản giải phẫu tươi được làm bằng cách dùng dao lam cắt ngang qua thân để thu được lát cắt có thể quan sát cấu trúc cơ quan c ần nghiên cứu. 2. Phương pháp làm m ẫu tiêu bản cố định Mẫu tiêu bản được làm theo phương pháp của R. M. Klein và D. T. Klein (1979), Trần Công Khánh (1981). Quan sát m ẫu trên kính hiển vi quang học, ghi chép, vẽ và chụp ảnh hiển vi. II. K ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong c ấu trúc sơ cấp, nhóm cây Một lá mầm và Hai lá mầm khá giống nhau 1 1 2 2 3 Ảnh 1: Một phần lát cắt ngang thân cây Mướp Luffa cylindrica L. Roem. (x 400) 1. Biểu bì; 2. Mô dày góc; 3. Mô mềm Ảnh 2: Một phần lát cắt ngang thân cây C ậm kệch Smilax bracteata Presl (x 400) 1. Biểu bì; 2. Mô dày tròn Mang đặc điểm chung của thực vật bậc cao, nằm ở vị trí ngoài cùng của thân cây là lớp tế bào biểu bì. Đây là l ớp mô bì sơ c ấp của thân được hình thành từ lớp nguyên bì của

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
5    163    1    22-11-2024
6    117    1    22-11-2024