tailieunhanh - Các phương pháp phẫu thuật trong điều trị sỏi trong gan
Xuất phát từ mục đích nhằm lấy được sỏi trong đường mật một cách tối đa, đảm bảo lưu thông dịch mật xuống đường tiêu hóa và tránh ứ đọng dịch mật, cho đến nay đã có nhiều phương pháp khác nhau áp dụng điều trị sỏi trong gan, do vậy bài viết đưa ra các phương pháp phẫu thuật trong điều trị sỏi trong gan như mổ mở kinh điển, phương pháp mổ nội soi, mổ can thiệp qua da. Mời các bạn tham khảo bài viết. | CÁC PHƢƠNG PHÁP PHẪU THUẬT TRONG ĐIỀU TRỊ SỎI TRONG GAN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Xuất phát từ mục đích nhằm lấy được sỏi trong đường mật một cách tối đa, đảm bảo lưu thông dịch mật xuống đường tiêu hóa và tránh ứ đọng dịch mật, cho đến nay đã có nhiều phương pháp khác nhau áp dụng điều trị sỏi trong gan. II. CÁC PHƢƠNG PHÁP LẤY SỎI TRONG GAN . Lấy sỏi bằng phƣơng pháp mổ mở kinh điển . Mở ống mật chủ lấy sỏi, dẫn lƣu Kehr: Đây là một kỹ thuật kinh điển mà những người đầu tiên mô tả về kỹ thuật này là Thorton và Able từ năm 1889[19] và sau đó chính Ludwing Courvoisier thực hiện thành công kỹ thuật này vào năm 1890. Kỹ thuật này càng được phát triển kể từ năm 1897 khi Hans Kehr sáng tạo ra ống dẫn lưu hình chữ T để dẫn lưu giảm áp sau mổ. Về kỹ thuật: sau khi mở bụng, bộc lộ ống mật chủ thì tiến hành mở một lỗ ở mặt trước của ống mật chủ (mở ngang hoặc mở dọc). Tuy nhiên với sỏi trong gan, nên mở dọc vì có thể kéo dài lên tận rốn gan giúp cho việc lấy sỏi thuận lợi hơn. Qua chỗ mở của ống mật chủ, người ta có thể dùng các dụng cụ: kìm Mirizzi hoặc kìm Randall với các độ cong khác nhau để lấy sỏi, bơm rửa để lấy sỏi ra. Sau khi lấy sỏi tối đa, bao giờ cũng kiểm tra sự lưu thông qua cơ Oddi bằng Mirizzi hoặc bằng bộ nong Béniqué. Cuối cùng đặt ống dẫn lưu Kehr và khâu kín OMC bằng chỉ tiêu. Áp dụng: Phương pháp này áp dụng cho tất cả các trường hợp có sỏi đường mật chính (trong và ngoài gan), trừ những trường hợp sỏi mật có chít hẹp, tắc ở phần thấp ống mật chủ và Oddi vì trong những tường hợp này nế chỉ lấy sỏi, dẫn lưu Kehr đơn thuần thì không đủ mà phải kết hợp thêm những kỹ thuật khác như nối mật ruột hoặc mở tạo hình cơ Oddi. Ưu nhược điểm: Đây là kỹ thuật không quá phức tạp, dễ làm và có thể áp dụng cho tất cả các trung tâm phẫu thuật có mổ sỏi mật, không những giúp cho việc lấy sỏi tức thì mà đối với những trường hợp có sỏi trong gan nhiều thì việc đặt Kehr còn là tiền đề cho những lần lấy sỏi qua đường hầm Kehr về sau. Tuy nhiên phương pháp này cũng có những khó .
đang nạp các trang xem trước