tailieunhanh - Nghiên cứu sự phân bố theo sinh cảnh của một số họ bướm ngày (rhopalocera: lepidoptera) ở Khu Bảo tồn thiên nhiên EaSô, tỉnh Đăk Lăk

Nghiên cứu sự phân bố theo sinh cảnh của các loài bướm ngày (Rhopalocera) ở các vườn quốc gia và khu b ảo tồn có ý nghĩa quan trọng cho việc bảo vệ đa dạng và đánh giá vai trò của chúng. Tuy nhiên, chưa có nh ững nghiên cứu một cách đầy đủ về một số họ bướm ngày ở Khu BTTN EaSô. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN BỐ THEO SINH CẢNH CỦA MỘT SỐ HỌ BƯỚM NGÀY (RHOPALOCERA: LEPIDOPTERA) Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN EASÔ, TỈNH ĐĂK LĂK BÙI THỊ QUỲNH HOA Trường Đại học Tây Nguyên LÊ TRỌNG SƠN Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Khu Bảo tồn thiên nhiên (Khu BTTN) EaSô nằm trên địa bàn xã EaSô, huyện EaKar, tỉnh Đắk Lắk kéo dài từ 12 053’18’’ đến 13002’12’’ độ vĩ Bắc và từ 108028’48’’ đến 108043’54’’ độ kinh Đông với tổng diện tích là 2 ha. Khu BTTN EaSô là một trong nhữ ng khu rừng đặc dụng của tỉnh Đắk Lắk thuộc vùng sinh thái dãy Trường Sơn. Đây là vùng hội tụ đầy đủ các kiểu thảm thực vật đặc trưng, đại diện cho vùng Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ. Vùng có kiểu rừng chính là rừng lá rộng thường xanh và nửa rụng lá. Nghiên cứu sự phân bố theo sinh cảnh của các loài bướm ngày (Rhopalocera) ở các vườn quốc gia và khu b ảo tồn có ý nghĩa quan trọng cho việc bảo vệ đa dạng và đánh giá vai trò của chúng. Tuy nhiên, chưa có nh ững nghiên cứu một cách đầy đủ về một số họ bướm ngày ở Khu BTTN EaSô. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tiến hành trên 4 tuyến, qua các sinh cảnh đặc trưng của Khu BTTN với diện tích ha thuộc phạm vi hành chính huyện Eakar của tỉnh Đắk Lắk. Sử dụng bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng, thiết bị định vị toàn cầu GPS để xác lập các tuyến điều tra đại diện cho dạng địa hình, kiểu rừng, sinh cảnh khác nhau. Điều tra, thu thập và xử lý mẫu vật: Điều tra theo tuyến định lượng và định tính, thu thập và xử lý mẫu vật theo phương pháp thường quy. Định loại: Sử dụng các tài liệu chuyên khảo: Ackery P. R. & Vane - Wright R. I (1984); Monastyrskii và Devyatkin (2003). Phân chia sinh cảnh: Chúng tôi đã phân chia khu vực nghiên cứu thành 4 kiểu sinh cảnh như sau: Rừng thường xanh nhiệt đới ẩm (RTX), rừng ven suối (RVS), rừng thuần nhất tre nứa (RTN), rừng trồng (RT). II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Mức độ đa dạng loài theo sinh cảnh Bảng 1 Phân bố các giống, loài .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN