tailieunhanh - Bổ sung một số dẫn liệu về quần thể, hàm lượng tinh dầu và đa dạng di truyền loài Hoàng đàn Hữu Liên cupressus tonkinensis silba tại khu bảo tồn thiên nhiên hữu liên, tỉnh lạng sơn phục vụ cho đánh giá tình trạng bảo tồn của chúng tại Việt Nam

Bài báo này sẽ giới thiệu những kết quả nghiên cứu tổng hợp mới góp phần đánh giá tình trạng bảo tồn loài Hoàng đàn hữu liên tại Việt Nam. Mời các bạn tham khảo! | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 BỔ SUNG MỘT SỐ DẪN LIỆU VỀ QUẦN THỂ, HÀM LƯỢNG TINH DẦU VÀ ĐA DẠNG DI TRUYỀN LOÀI HOÀNG ĐÀN HỮU LIÊN CUPRESSUS TONKINENSIS Silba TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN HỮU LIÊN, TỈNH LẠNG SƠN PHỤC VỤ CHO ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG BẢO TỒN CỦA CHÚNG TẠI VIỆT NAM NGUYỄN TIẾN HIỆP, NGUYỄN QUANG HIẾU Trung tâm Bảo tồn thực vật PHAN KẾ LỘC Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội TRẦN HUY THÁI, PHẠM VĂN THẾ, NGUYỄN SINH KHANG, NGUYỄN TIẾN VINH Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật NGUYỄN MINH TÂM Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam Loài Hoàng đàn hữu liên (Cupressus tonkinensis) thuộc họ Hoàng đàn (Cupressaceae) là một trong 10 loài Thông ưu tiên cho hoạt động bảo tồn tại Việt Nam [6]. Đây là loài thực vật đặc hữu hẹp, hiếm, được xếp ở mức độ Rất nguy cấp (CR A1a, d - Crictically Endangered) trong Sách Đỏ Việt Nam [1], nhóm IA Thực vật rừng cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại của Nghị định số 32/2006/NĐ-CP, ngày 30 tháng 3 năm 2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm [3] và được các nhà khoa học đề nghị xếp ở mức đang bị tuyệt chủng trầm trọng ngoài tự nhiên [6]. Ngoài giá trị khoa học, Hoàng đàn hữu liên có giá trị kinh tế đặc biệt. Gỗ có mùi thơm, thớ thẳng, vân đẹp, chịu mối mọt, được dùng để đóng đồ gỗ gia dụng, đặc biệt là đồ mỹ nghệ cao cấp như: tràng hạt đeo cổ, vòng tay, tạc tượng, đồ thờ cúng [7]. Tinh dầu được dùng trong kỹ nghệ hương liệu, chế xà phòng, nước hoa và còn được dùng trong y học để làm thuốc xoa bóp chữa sưng tấy, ứ huyết, sai khớp, tê thấp, bôi lên các vết thương [4]. Cành và lá dùng chữa nôn, trĩ, bỏng. Quả chữa cảm mạo, sốt, nhức đầu, đau dạ dày; vỏ thân chữa tiêu chảy, đau bụng. Bột gỗ còn được dùng làm hương quý. Ngoài ra Hoàng đàn hữu liên được trồng làm cây cảnh. Được sự hỗ trợ kinh phí của Quĩ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia của Việt Nam (Nafosted), từ năm 2010, Trung tâm bảo tồn thực vật thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.