tailieunhanh - Ebook Tán tỉnh bất kỳ ai: Phần 2 - NXB Lao động
Sau đây là nội dung phần 2 cuốn sách. Cuốn sách này là kết quả sau rất nhiều năm nghiên cứu và khám phá nhiều lĩnh vực kiến thức: những mối quan hệ liên đới giữa con người với nhau, vấn đề tình dục của con người, các kỹ năng giao tiếp và những khác biệt về giới. Những kết quả được đúc rút từ những nghiên cứu khoa học về bản chất của tình yêu và từ nghiên cứu của cá nhân tác giả. | Phần 4 Giá trị Giá trị nguyên tắc “Tôi được lợi gì - TĐLG?” trong tình yêu “Ai cũng có giá trị thị trường cả, em yêu ạ!” Trong một cuộc tranh cãi nảy lửa, anh chàng – người yêu cũ của tôi – cáu bẳn nói với tôi rằng: “Ai cũng có giá trị thị trường cả, em yêu ạ!”. Tôi thấy kinh sợ. Thật là thô bỉ! Sao anh ta dám xem tôi như một món hàng vậy? (Đặc biệt là người mà anh ta đã từng nói lời yêu). Thật là một suy nghĩ kinh tởm. Với tôi, tình yêu rất đẹp. Tình yêu thuần khiết lắm. Đó là ngọn nguồn cảm giác dễ chịu nhất của con người, không điều gì có thể thay thế được. Với tôi, yêu là chia sẻ, tin tưởng, là gạt bỏ hoàn toàn cái tôi. Những câu thơ của nhà thơ Robert Burns1 đã tác động mạnh mẽ tới trái tim tôi từ khi tôi còn nhỏ: “Tình yêu/ Ôi bài thơ trữ tình/ Vừa đẹp như thiên thần/ Vừa mong manh như cánh chim/ Vừa diệu kỳ vừa khao khát dại điên”. Vì thế, khi nghe anh ta so sánh người anh ta yêu thương với dạ dày lợn hay hạt đậu tương trên thị trường hàng hóa, tôi thấy thật quá sức chịu đựng. Tôi bừng bừng lao ra khỏi phòng. 1 Robert Burns (1759 – 1796): Nhà thơ Scotland, được mệnh danh là đại thi hào dân tộc. Vậy là kết thúc một mối quan hệ. Bây giờ, nhiều năm sau đó (già dặn hơn và chín chắn hơn, như một số người vẫn nói), tôi tự hỏi: “Anh ta có đúng không?” Hiển nhiên là tôi không hỏi về thái độ của anh ta rồi. Nhưng còn điều anh ta nói thì sao? Chẳng ai ngạc nhiên khi nghe câu: “Ai cũng muốn đạt được thỏa thuận tốt nhất có thể trong cuộc đời”. Cũng chẳng có ai sốc khi biết về quy luật cung cầu trong kinh doanh. Người ta thậm chí còn chẳng nao núng khi các bậc thầy kinh doanh rao giảng rằng trong mọi thương vụ của con người, câu hỏi được quan tâm nhất là Tôi được lợi gì (TĐLG)? Vậy tại sao chúng ta lại đứng khựng lại khi các nhà nghiên cứu nói cho chúng ta biết những quy luật tự nhiên giống như vậy được áp dụng cho tình yêu? Gần đây, cộng đồng khoa học – không bằng lòng với những học thuyết về tình yêu của Sigmund Freud (thăng hoa tình dục) hay Theodore Reik (lấp đầy .
đang nạp các trang xem trước