tailieunhanh - Thành phần hóa học của tinh dầu lá trầu (Piper Betle L.) tại Hải Dương

Bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước đặc biệt có hiệu ứng muối kết hợp với đun hồi lưu, chúng tôi đã tách thành công tinh dầu lá trầu được trồng tại Hải Dương với hiệu suất đạt 1,01%. Tinh lá trầu tách được có tỷ trọng cao là 25 d4 =0,963 và chiết suất lớn 25 Dn =1,5362. | THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TINH DẦU LÁ TRẦU (PIPER BETLE L.) TRỒNG TẠI HẢI DƢƠNG Phạm Thế Chính*, Dƣơng Nghĩa Bang, Phan Thanh Phƣơng, Khiếu Thị Tâm, Phạm Thị Thắm, Lê Thị Xuân, Bùi Thị Thúy Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Bằng phƣơng pháp chƣng cất lôi cuốn hơi nƣớc đặc biệt có hiệu ứng muối kết hợp với đun hồi lƣu, chúng tôi đã tách thành công tinh dầu lá trầu đƣợc trồng tại Hải Dƣơng với hiệu suất đạt 1,01%. Tinh lá trầu tách đƣợc có tỷ trọng cao là d425 =0,963 và chiết suất lớn nD25 =1,5362. Bằng phƣơng pháp sắc ký khí ghép nối khối phổ (GC/MS), chúng tôi đã khẳng định tinh dầu lá trầu trồng tại Hải Dƣơng có thành phần hóa học chính là eugenol, với hàm lƣợng lên tới 77,24%. Từ tinh dầu này chúng tôi đã sử dụng phƣơng pháp sắc ký cột thƣờng nhồi bằng silica gel theo phƣơng pháp nhồi ƣớt với hệ dung môi rửa giải là n-hexan/etyl axetat, 10/1, v/v; đã phân lập đƣợc eugenol tinh khiết và đã khẳng định đƣợc cấu trúc của nó bằng các phƣơng pháp phổ hiện đại IR, MS, 1H&13C-NMR. Từ khóa: trầu không, tinh dầu trầu, eugenol, allylbenzen, polyphenol MỞ ĐẦU Cây trầu (Piper betel L.) đƣợc trồng ở khắp nơi trong nƣớc ta để lấy lá ăn trầu. Nó còn đƣợc trồng tại nhiều nƣớc khác ở châu Á, vùng nhiệt đới nhƣ Malaysia, Inđonexia, Philipin. Ngoài việc dùng lá trầu nhai với cau và vôi để ăn trầu và bảo vệ răng miệng, dân gian còn dùng nƣớc lá trầu để sát trùng, chống lở loét, chống viêm nhiễm.[1]. Các hợp chất polyphenol trong lá trầu có khả năng chống oxi hóa cao, và ức chế một số nguyên nhân gây bệnh loét dạ dầy [4]. Tinh dầu lá trầu Ấn Độ chứa cadinen, γlacton, metyl eugenol.[3], theo Nguyễn Thị Lý và cộng sự, tinh dầu lá trầu trồng ở Nam Bộ chứa chủ yếu là 4-allyl-1,2diaxetoxylbenzen (43,21%), phenol- 4-allyl2metoxyaxetat (19,44%) và phenol-2-metoxi4-(1-propenyl) (19,82%) [2]. Tinh dầu lá trầu trồng ở các địa phƣơng phía Bắc chƣa có số liệu công bố về thành phần hóa học. Hơn nữa sản phẩm nƣớc xúc miệng có nguồn gốc từ tinh dầu lá trầu của nhiều công ty

TỪ KHÓA LIÊN QUAN