tailieunhanh - Tú tượng đệ bát tài tử tiên chú và truyện thơ Nôm Hoa tiên ký trong cái nhìn so sánh về mặt cốt truyện, bố cục, số câu, tên hồi
Trong bài viết này, chúng tôi tìm hiểu những thay đổi nhỏ về mặt cốt tuyện, tình tiết, bố cục, số câu, tên hồi của Hoa Tiên ký so với Ca bản. Ở phương diện này dù không thật sự thể hiện được hết tài năng của Nguyễn Huy Tự như ở các phương diện khác, nhưng nó cũng góp phần khá quan trọng trong việc thể hiện ý tưởng nghệ thuật của tác giả cũng như truyền thống văn học của dân tộc. | Ngô Thị Thanh Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 35 - 41 TÚ TƯỢNG ĐỆ BÁT TÀI TỬ TIÊN CHÚ VÀ TRUYỆN THƠ NÔM HOA TIÊN KÝ TRONG CÁI NHÌN SO SÁNH VỀ MẶT CỐT TRUYỆN, BỐ CỤC, SỐ CÂU, TÊN HỒI Ngô Thị Thanh Nga* Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Với sự đồng điệu về cảm xúc, Nguyễn Huy Tự đã phóng tác Ca bản Tú tượng đệ bát tài tử tiên chú thành truyện thơ Nôm Hoa tiên ký. Nhưng với lý tưởng thẩm mỹ, truyền thống văn học riêng, tác giả truyện Hoa tiên ký đã để lại dấu ấn của sự sáng tạo trên nhiều phương diện từ thể loại đến xây dựng nhân vật, phương thức tự sự Trong bài viết này, chúng tôi tìm hiểu những thay đổi nhỏ về mặt cốt tuyện, tình tiết, bố cục, số câu, tên hồi của Hoa Tiên ký so với Ca bản. Ở phương diện này dù không thật sự thể hiện được hết tài năng của Nguyễn Huy Tự như ở các phương diện khác, nhưng nó cũng góp phần khá quan trọng trong việc thể hiện ý tưởng nghệ thuật của tác giả cũng như truyền thống văn học của dân tộc. Từ khóa: Hoa tiên ký - Nguyễn Huy Tự - Tú tượng đệ bát tài tử tiên chú - truyện Nôm - So sánh Trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái nguyên số tháng 3/2010, chúng tôi đã có bài viết so sánh truyện thơ Nôm Hoa tiên ký (HTK) và Ca bản Đệ bát tài tử tiên chú (CB) về phương diện thể loại. Qua đó chỉ ra sự sáng tạo cũng như bản lĩnh tiếp nhận văn học nước ngoài của Nguyễn Huy Tự trong phương diện “hoán cốt đột thai” đầu tiên này. Ở bài viết này, chúng tôi tiếp tục đề cập đến một biểu hiện nữa của sức sáng tạo ấy của tác giả Trường Lưu trên mặt cốt truyện, bố cục, số câu, tên hồi. Có thể nói khi đối chiếu giữa CB và truyện thơ HTK rất nhiều nhà nghiên cứu đã dễ dàng nhận ra sự thêm bớt và thay đổi của Nguyễn Huy Tự khi diễn Nôm CB, nhất là trong việc giản lược số câu. Vì dụng ý của mình (và cũng chính là xuất phát từ truyền thống chuộng thơ ca của dân tộc) là giữ vững chất thơ của câu chuyện phong tình, nên có những hồi tác giả đã gạt đi khá nhiều câu trong CB (mang đậm tính chất kể) để ý thơ nhẹ nhàng súc .
đang nạp các trang xem trước