tailieunhanh - Xác định ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn khác nhau giữa đậu tương và đậu nho nhe trong khẩu phần đến sinh trưởng và khả năng cho thịt của gà broiler Kab

Đề tài thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn ĐT và ĐNN khác nhau trong khẩu phần đến sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của gà broiler, trên cơ sở đó lựa chọn tỉ lệ phối trộn thích hợp của hai loại đậu này. Kết quả đề tài sẽ góp phần vào việc nghiên cứu, khai thác, sử dụng nguồn đậu đỗ làm thức ăn cho gia cầm, nhằm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà broiler ở vùng trung du miền núi phía Bắc. | Tạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009 Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản XÁC ĐỊNH ẢNH HƢỞNG CỦA TỈ LỆ PHỐI TRỘN KHÁC NHAU GIỮA ĐẬU TƢƠNG VÀ ĐẬU NHO NHE TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN SINH TRƢỞNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA GÀ BROILER KABIR Trần Tố (Trường ĐH Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên) 1. Đặt vấn đề Đậu tương (Glycine max) là loại cây có thân, lá và hạt giàu dinh dưỡng nhất trong tập đoàn cây họ đậu làm thức ăn chăn nuôi [5]. Bùi Đức Chính và cộng sự (2001) cho biết: trong hạt đậu tương, protein thường chiếm 410 - 430 g/kg vật chất khô (VCK), lipit chiếm 160 - 180 g/kg VCK và năng lượng trao đổi (NLTĐ) là 3600 - 3800 Kcal/kg VCK. Theo hàm lượng, lysine trong protein đậu tương (ĐT) là 5,8% tương tự như trong protein trứng gà [2]. Đậu nho nhe (Phaseolus calcaratus Roxb) được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Thái Nguyên có năng suất xanh đạt 25 - 30 tấn/ha, năng suất hạt 1200 - 1800 kg/ha có thể sử dụng làm thức ăn chăn nuôi [3]. Tài liệu của Bùi Đức Chính và cộng sự (2001) cho biết: hạt đậu nho nhe (ĐNN) chứa 21,0% protein thô; 1,3% lipit; 55,2% gluxit; 4,3% xơ thô; 3,5% khoáng và NLTĐ là Kcal/kg VCK. Theo Whyte (1955), trong hạt ĐNN chứa 18,9% protein thô; 0,5% lipit; 53,3% gluxit và 4,9% xơ thô. Bổ sung hạt đậu vào thức ăn nuôi gà broiler để giảm protein động vật, giảm giá thành thức ăn là một trong những vấn đề cần thiết nghiên cứu để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng đồng thời khai thác tiềm năng nguyên liệu thức ăn sẵn có của địa phương. Tuy nhiên, việc phối trộn hai loại đậu này với tỉ lệ như thế nào là có hiệu quả trong chăn nuôi gà broiler thì chưa có tài liệu nào đề cập tới. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xác định ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn khác nhau giữa ĐT và ĐNN trong khẩu phần đến sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của gà broiler Kabir”. Đề tài thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn ĐT và ĐNN khác nhau trong khẩu phần đến sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức

TỪ KHÓA LIÊN QUAN