tailieunhanh - Huyết sắc tố e (hbe)
Tài liệu trả lời câu hỏi về huyết sắc tố E (Hbe) là gì?, các kiến thưc về chứng bệnh Hbe như sức khỏe của người có gien bệnh Hbe và gien đồng hợp tử Hbe, Hbe và dự tính có conm điều trị, thông tin quan trọng dành cho thân nhân cùng với hệ quả của việc di truyền gien Hbe bị biến đổi cho con cái,. Xin . | Huyết sắc tố E (HbE) Huyết sắc tố E là gì? Huyết sắc tố E (HbE) là bệnh di truyền thường gặp gây ra bởi việc sản sinh protein huyết sắc tố bất bình thường. Huyết sắc tố là một protein (chất đạm) trong máu giữ nhiệm vụ vận chuyển ôxy đi khắp cơ thể. HbE được di truyền từ cha/mẹ sang con cái ở trong gien. Gien có những thông tin về các đặc tính của con người chẳng hạn như màu mắt, màu tóc và huyết sắc tố. HbE là bệnh di truyền. HbE không lây lan. HbE không lây lan bởi vi trùng. Đôi khi, gien bị biến đổi, rồi gây ra bệnh tật. Những biến đổi như vậy xảy ra với gien beta (β) globin: • Bình thường một người nhận hai gien β globin để sản sinh protein beta globin của huyết sắc tố. • Một trong hai gien β globin của một người có thể có HbE bị biến đổi (đột biến). Người này được gọi là người có gien bệnh Huyết sắc tố E (HbE) và khỏe mạnh. Người có gien bệnh có thể có nguy cơ có con bị bệnh rối loạn máu nặng. • Một người có thể có HbE bị biến đổi (đột biến) trong cả hai gien β globin của họ. Người này được gọi là đồng hợp tử đối với HbE và không bị bệnh gì trầm trọng ngoài vấn đề hơi bị thiếu máu. Họ có thể có nguy cơ có con bị bệnh rối loạn máu nặng. • Khi một người có gien bệnh HbE bị biến đổi (đột biến) và một loại gien globin bị biến đổi (đột biến) nữa, họ có thể bị bệnh rối loạn máu trầm trọng cần phải được chữa trị. Ví dụ: khi một người nhận một gien HbE bị biến đổi (đột biến) từ cha/mẹ và một gien β thalassaemia bị biến đổi (đột biến) từ người cha/mẹ kia, họ sẽ bị dạng bệnh trầm trọng gọi là bệnh HbE/β thalassaemia (xem Hình 2). Điều trị HbE tự nó không phải là bệnh trầm trọng, tuy nhiên, khi kết hợp một gien β globin bị biến đổi khác, sự kiện này có thể gây ra bệnh thiếu máu trầm trọng cần phải được chữa trị suốt đời, kể cả truyền máu để chấn chỉnh tình trạng thiếu máu. .
đang nạp các trang xem trước