tailieunhanh - Máy tính CNN kiến trúc và thuận toán

Mục tiêu bài bào là nghiên cứu những khả năng xử lí của hệ thần kinh của các cơ thể sống (để có thể mô hình hóa cơ chế xử lí này trên máy tính), đã phát hiện ra tiến trình xử lí của các nơron thần kinh vừa tương tác, vừa lan truyền, vừa xử lí cục bộ từng cấp tùy theo vị trí, khả năng của các tế bào. | Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009 Kĩ thuật – Công nghệ MÁY TÍNH CNN KIẾN TRÚC VÀ THUẬT TOÁN Vũ Đức Thái - Đàm Thanh Phương (Khoa Công nghệ thông tin – ĐH Thái Nguyên), Phạm Thượng Cát (Viện Công nghệ thông tin -Viện KH&CN Việt Nam) 1. Đặt vấn đề Trong nhiều vấn đề khoa học, kĩ thuật hiện nay cần tốc độ tính toán nhanh, khối lượng tính toán lớn. Tốc độ máy tính hiện nay đã đạt gần tới giới hạn vật lí về kiến trúc mạch (hạn chế bởi trở kháng, nhiễu của vi mạch), dù các chíp đã được cải tiến không ngừng nhưng cũng không đáp ứng được những bài toán tính toán phức tạp. Con người mong muốn có thế hệ máy tính thông minh có khả năng xử lí nhiều dạng dữ liệu như khả năng của sinh vật vẫn xử lí trong cuộc sống. Cùng một thời điểm, chúng ta có thể vừa nhìn, vừa nghe, vừa nói, vừa suy nghĩ. Nghĩa là xử lí nhiều dạng dữ liệu khác nhau với tốc độ rất nhanh trong cuộc sống thực. Người ta đã nghiên cứu những khả năng xử lí của hệ thần kinh của các cơ thể sống (để có thể mô hình hóa cơ chế xử lí này trên máy tính), đã phát hiện ra tiến trình xử lí của các nơron thần kinh vừa tương tác, vừa lan truyền, vừa xử lí cục bộ từng cấp tùy theo vị trí, khả năng của các tế bào. Do vậy, một tác vụ lớn được phân cấp xử lí cho nhiều nơron đồng thời trên toàn hệ thần kinh, từ nơi nhận cảm giác đến thần kinh trung ương. Dữ liệu đưa vào xử lí của thế giới tự nhiên vô cùng phong phú, phức tạp có dạng luồng thông tin động thay đổi theo thời gian thực (các hình ảnh ta quan sát, âm thanh ta nghe được.) [1]. Bộ não đồng thời xử lí một cách độc lập cho từng loại tín hiệu vào và trả lời bằng các cư xử tương ứng thông qua các phản xạ không điều kiện và có điều kiện (khi học sinh trả lời câu hỏi kiểm tra của thầy cô giáo, đồng thời phản xạ chớp mắt khi có hạt bụi bay vào mắt). Thông qua quá trình xử lí, các nơron còn tích lũy được kinh nghiệm cho việc xử lí lần sau, do vậy, trải qua nhiều lần luyện tập các nơron còn có khả năng nâng cao hiệu năng xử lí hay nói cách khác hệ xử lí có khả

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG