tailieunhanh - Nghệ thuật trang trí bao lam ở chùa giác viên Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết là nghiên cứu bao lam chạm khắc ở chùa Giác Viên là một công trình nghệ thuật tiêu biểu, mang dấu ấn dân tộc rõ nét, khá điển hình về mĩ thuật ở vùng đất phương Nam. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION JOURNAL OF SCIENCE KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES ISSN: 1859-3100 Tập 14, Số 2 (2017): 107-113 Vol. 14, No. 2 (2017): 107-113 Email: tapchikhoahoc@; Website: NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ BAO LAM TẠI CHÙA GIÁC VIÊN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Thu Tâm* Ngày Tòa soạn nhận được bài: 18-11-2016; ngày phản biện đánh giá: 08-12-2016; ngày chấp nhận đăng: 22-02-2017 TÓM TẮT Chùa Giác Viên là một di tích kiến trúc được tôn tạo vào khoảng đầu thế kỉ XIX tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Các bao lam chạm khắc ở chùa Giác Viên là một công trình nghệ thuật tiêu biểu, mang dấu ấn dân tộc rõ nét, khá điển hình về mĩ thuật ở vùng đất phương Nam. Do đó, việc nghiên cứu, phổ biến và bảo tồn vốn quý nghệ thuật dân tộc là điều cần thiết và cấp bách đối với mỗi chúng ta trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: nghệ thuật trang trí, chạm khắc, khổ qua, mãng cầu. ABSTRACT The art of fresco in doors at Giac Vien Pagoda in Ho Chi Minh city Located in Ho Chi Minh city, Giac Vien pagoda is an architectural relic embellished at about the beginning of the 19th century. The fresco-painted doors carved at the pagoda are typical works of art and bear clear traditional marks, typical in the South of Vietnam. Conducting research, popularizing and preserving this traditional art is essential and imperative for Vietnam nowadays. Keywords: the art of fresco, carving, bitter melon, soursop. 1. Đặt vấn đề Với diện tích tự nhiên 2093 km², đặc điểm địa lí đa phần là sông nước, TPHCM hiện có khoảng gần một nghìn ngôi chùa, trong đó có sáu ngôi chùa Việt được nhà nước xếp hạng di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp Quốc gia: Giác Lâm, Giác Viên, Sắc tứ Trường Thọ, Hội Sơn, Phụng Sơn, Phước Tường. Sáu ngôi chùa này được hình thành vào khoảng năm 1741 đến 1818 tại Nam Bộ. Ngoài giá trị về văn hóa, tín ngưỡng, di tích này còn gắn với những điển tích lịch

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.